Giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 2 - HĐGDTCĐ 2: Bảo vệ quan điểm của bản thân

Giáo án Chủ đề 2 - HĐGDTCĐ 2: Bảo vệ quan điểm của bản thân sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 2 - HĐGDTCĐ 2: Bảo vệ quan điểm của bản thân

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BẢO VỆ QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được khả năng tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân.
  • Nhận biết được khả năng tranh biện của bản thân.
  • Nhận diện được khả năng thương thuyết, cách thương thuyết trong một số trường hợp của bản thân.
  • Tích cực rèn luyện khả năng tranh biện và thương thuyết của bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
  • Biết cách nêu và bảo vệ quan điểm của bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • - Nhân ái, trách nhiệm.
  • - Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - SHS, SGV, Giáo án.
  • - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • - Những câu chuyện về nhà ngoại giao, đàm phán nổi tiếng.
  • - Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • - SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • - Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước khi bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video: https://youtu.be/7TZQYPTMhu4 (0:16 - 4:40)

- GV đặt câu hỏi:

+ Chuyện gì đã xảy ra trong video?

+ Ông đã dạy cho bạn nhỏ điều gì?

+ Em rút ra được bài học gì sau khi xem xong video?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và lắng nghe câu hỏi.

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Tình huống: Cây cầu mới hoàn thành một tháng cho các em đi học đã bị sập vì cây cầu có nhiều vết nứt lớn. Việc đó ảnh hưởng đến các em học sinh đi học, tiền của của bà con, ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.

+ Ông dạy bạn nhỏ: thời ông cố xây nhà luôn tính toán thật kĩ, cùng một công xây nhà nhưng phải bền và lâu dài. Ông cố nghĩ rằng không chỉ ông ở mà con cháu ông cũng ở được. Đó là trách nhiệm trong công việc, trong hoạt động xây cầu.

+ Bài học rút ra: Khi làm việc gì cần phải có trách nhiệm, luôn có ý thức đối với việc mình làm và phải làm tròn bổn phận.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Giáo dục theo chủ đề - Bảo vệ quan điểm của bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cách tranh biện và các lưu ý khi tranh biện.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS hiểu được cách tranh biện và các lưu ý khi tranh biện.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc phần tranh biện của 2 nhóm trong SHS tr.22 và thực hiện yêu cầu:

Em hãy chỉ ra nội dung và cách tranh biện trong ví dụ?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em có biết các cách tranh biện, các lưu ý khi tranh biện?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, đọc ví dụ SHS tr.22 và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm trình bày câu trả lời:

+ Bài tranh biện có 2 luồng ý kiến: ủng hộ và phản đối.

+ Mỗi nhóm ủng hộ hoặc phản đối sẽ đưa ra luận điểm bảo vệ quan điểm nhóm mình.

+ Với mỗi luận điểm đưa ra sẽ có dẫn chứng, lí lẽ cụ thể và dẫn tới kết luận, khẳng định lại luận điểm.

- GV mời HS nêu cách tranh biện, các lưu ý khi tranh biện:

* Cách tranh biện:

+ Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối

+ Phân tích, lập luận có chứng cứ.

+ Kết luận được quan điểm của bản thân.

* Các lưu ý:

+ Kiềm chế cảm xúc khi bày tỏ quan điểm, tránh mất tự chủ khi có ý kiến trái chiều.

+ Lắng nghe, nhìn nhận vấn đề theo hướng khách quan.

+ Tránh làm tổn thương người khác, mất đoàn kết.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Tìm hiểu cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân

Khi tranh biện cần chú ý về nội dung và thái độ:

- Về nội dung: nêu ra quan điểm rõ ràng, có chứng cứ, lập luận.

- Về thái độ: lắng nghe, kiềm chế cảm xúc, không làm tổn thương người khác.

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Nhận diện khả năng tranh biện của bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được khả năng tranh biện của bản thân ở mức độ bảo để rèn luyện.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được khả năng tranh biện của bản thân ở mức độ bảo để rèn luyện.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu khảo sát nhận diện khả năng tranh biện của bản thân (đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV giải thích: Khả năng tranh biện thể hiện ở các dấu hiệu cụ thể trong cột “dấu hiệu”, nếu cá nhân thường xuyên thực hiện được các dấu hiệu chứng tỏ cá nhân có khả năng tranh biện và ngược lại.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách nhận biết khả năng tranh biện của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành Phiếu khảo sát và rút ra kết luận.

- HS liên hệ bản thân để xác định khả năng tranh biện của bản thân.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ khả năng tranh biện của bản thân và thu Phiếu khảo sát.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV giải thích thêm:

+ Nếu luôn tuôn có các biểu hiện này -> Khả năng tranh biện tốt.

+ Nếu đôi khi có những biểu hiện này -> Khả năng tranh biện ở mức trung bình.

+ Nếu không bao giờ có những biểu hiện này

-> Khả năng tranh biện ở mức kém.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Nhận diện khả năng tranh biện của bản thân

Giúp HS có cơ sở rèn luyện và nâng cao khả năng này bằng cách cải thiện những biểu hiện khi tranh biện mà HS chưa làm được hoặc thực hiện chưa tốt.

 

 

 

 

 

PHIẾU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TRANH BIỆN CỦA BẢN THÂN

STT

Dấu hiệu

Luôn luôn

Đôi khi

Không

bao giờ

1

Đưa ra quan điểm ủng hộ hay phản đối phù hợp.

 

 

 

2

Phân tích, liên kết các chứng cứ khi lập luận.

 

 

 

3

Đưa ra được kết luận về quan điểm của bản thân.

 

 

 

4

Biết lắng nghe ý kiến của người khác.

 

 

 

5

Sử dụng ngôn từ văn minh, lịch sự.

 

 

 

6

Biết kiềm chế cảm xúc.

 

 

 

Hoạt động 3: Luyện tập tranh biện

  1. Mục tiêu: Giúp HS được luyện tập khả năng tranh biện.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS được luyện tập khả năng tranh biện.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử ban giám khảo để thực hiện nhiệm vụ: Em hãy tranh biện về các vấn đề trong SHS tr.23:

+ Tất cả học sinh cần phải làm việc nhà hằng ngày.

+ Cần có nhiều bài tập về nhà.

+ Học sinh không nên sử dụng điện thoại trong trường học.

- GV yêu cầu HS thực hiện tranh biện, ban giám khảo nhận xét các đội.

- GV nêu lưu ý:

+ Quan trọng nhất khi tranh biện không phải là thắng thua mà cần đưa ra được luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng phù hợp để lập luận, bảo vệ quan điểm của mình.

+ Khi tranh biện cần có thái độ dứt khoát, quyết liệt nhưng lịch sự, không công kích đối phương.

- GV khuyến khích HS cần rèn luyện khả năng tranh biện thường xuyên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, vận dụng kiến thức, hiểu biết để tham gia cuộc tranh biện.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm đóng vai và tham gia tranh biện.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Luyện tập tranh biện

Để có được khả năng tranh biện tốt cần rèn luyện có chủ đích và thường xuyên.

 

 

 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách thương thuyết

  1. Mục tiêu: Giúp HS nêu được cách thương thuyết với người khác.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được cách thương thuyết với người khác.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LÀM CHỦ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. EM VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. THIÊN NHIÊN QUANH TA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. NGHỀ NGHIỆP TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LÀM CHỦ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. EM VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8. NGHỀ NGHIỆP TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Chat hỗ trợ
Chat ngay