Giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 4 - HĐGDTCĐ 2: Kĩ năng từ chối

Giáo án Chủ đề 4 - HĐGDTCĐ 2: Kĩ năng từ chối sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 4 - HĐGDTCĐ 2: Kĩ năng từ chối

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

KĨ NĂNG TỪ CHỐI

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Nhận biết được những tình huống cần từ chối.
  • Thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.
  • Nêu được những khó khăn khi thực hiện kĩ năng từ chối và biết cách rèn luyện kĩ năng từ chối.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng. Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống
  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới. Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

Năng lực riêng:

  • Thực hiện được kĩ năng từ chối trong những tình huống cụ thể.
  • Rút ra được khó khăn trong khi thực hiện kĩ năng từ chối và biết cách rèn luyện kĩ năng từ chối.
  1. Phẩm chất:
  • Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu. Không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực.
  • Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người. Khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
  • Trách nhiệm: Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng. Tham gia, kết nối internet và mạng xã hội đúng quy định. Không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật an toàn xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Tìm hiểu về các tình huống cần từ chối.
  • Tìm hiểu về các cách từ chối.
  • Quan sát và học hỏi cách từ chối của mọi người xung quanh.
  • Giấy A0, bút dạ tương ứng với số nhóm thảo luận (2 hoạt động thảo luận nhóm).
  • Phiếu học tập "Trở ngại của em khi từ chối".
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Giải ô chữ.
  4. Sản phẩm học tập: Nội dung ô chữ.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Giải ô chữ.

- Nội dung ô chữ: Đây là những giá trị sống tốt đẹp được tổ chức UNESCO công nhận, thể hiện những điều quan trọng và ý nghĩa khi chúng ta ứng xử với mọi người xung quanh.

Lưu ý: Các từ trong hàng ngang là Tiếng Việt nhưng bỏ dấu.

+ Hàng ngang số 1: Gồm 7 chữ cái. Chúng ta thường nói: “ …là sức mạnh…”.

+ Hàng ngang số 2: Gồm 9 chữ cái. Khi chúng ta tôn trọng sự thật, chỉ nói sự thật, không thêm thắt, không làm sai lạc vấn đề.

+ Hàng ngang số 3: Gồm 6 chữ cái. Khi chúng ta cùng chung sức làm việc với người khác, hỗ trợ và giúp đỡ mọi người để đi đến mục tiêu chung.

+ Hàng ngang số 4: Gồm 7 chữ cái. Đây là khát vọng của toàn thể nhân loại về một thế giới không chiến tranh, xung đột.

+ Hàng ngang số 5: Gồm 8 chữ cái. Nói về việc chúng ta đánh giá đúng người khác, nhận ra những điều tốt đẹp ở người khác; coi trọng danh dự, lợi ích của người khác cũng như danh dự và lợi ích của mình.

+ Hàng ngang số 6: Gồm 7 chữ cái. Là cách sống đơn giản, không phô trương, không cầu kì, xa hoa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS các đội tham gia trò chơi:

 

 

 

D

O

A

N

K

E

T

 

 

 

 

 

 

T

R

U

N

G

T

H

U

C

 

 

 

 

 

 

 

H

O

P

T

A

C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H

O

A

B

I

N

H

 

 

 

 

 

 

T

O

N

T

R

O

N

G

 

 

G

I

A

N

D

I

 

 

 

 

 

 

 

+ Hàng ngang số 1: ĐOANKET

+ Hàng ngang số 2: TRUNGTHUC

+ Hàng ngang số 3: HOPTAC

+ Hàng ngang số 4: HOABINH

+ Hàng ngang số 5: TONTRONG

+ Hàng ngang số 6: GIADOI

=> Từ khoá: TỪ CHỐI

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả trò chơi.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong giao tiếp - ứng xử với người khác, có những lúc chúng ta gặp phải khó khăn khi đưa ra lời từ chối sao cho vừa thể hiện những mong muốn tốt đẹp của bản thân mà vẫn không làm tổn thương người khác và không ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ của chúng ta. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng khám phá Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Kĩ năng từ chối.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết những tình huống cần từ chối

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được những tình huống cần từ chối trong học tập và đời sống.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được những tình huống cần từ chối.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát 4 tình huống SHS tr.41 và thực hiện đóng vai xử lí tình huống:

- GV yêu cầu HS phân loại các tình huống cần từ chối (đã thảo luận ở trên)

Gợi ý:

a. Tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.

b. Tình huống liên quan đến lời mời/lời đề nghị làm những việc sai trái.

c. Tình huống vượt quá khả năng thực hiện của bản thân.

d. Tình huống bản thân chưa đủ điều kiện thực hiện.

- GV yêu cầu HS chia sẻ những tình huống cần từ chối mà em đã từng trải qua theo gợi ý.

+ Mô tả lại tình huống em cần từ chối.

+ Cách em ứng xử trong tình huống đó.

+ Cảm nhận của em trong tình huống đó

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là tình huống cần từ chối?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc các tình huống và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ:

Tình huống 1: Đây là tình huống HS thường gặp trong mối quan hệ bạn bè. Đôi lúc bạn sẽ nhờ các em những việc khiến các em cảm thấy không thoải mái nhưng lại khó khăn khi đưa ra lời từ chối.

Tình huống 2: Em sẽ từ chối vì việc hút thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Nếu đồng ý, chúng ta sẽ vi phạm quy chế nhà trường, phải chịu kỉ luật nếu bị phát hiện.

Tình huống 3: Em sẽ không đi sang nhà người lạ vì không lường trước điều gì xảy ra hoặc nguy cơ bị xâm hại tình dục, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tình huống 4: Em sẽ hẹn bạn hôm khác rảnh sẽ đi chơi sau. Hôm nay, bỏ đi chơi cùng các bạn là việc làm không hoàn thành việc giúp đỡ bố mẹ. Có thể xảy ra một số tình huống nguy hiểm với em nhỏ khi em ở một mình.

- GV gọi một số HS nêu kết quả phân loại hợp lí là: tình huống 1: c (hoặc d); tình huống 2: b (hoặc a); tình huống 3: a; tình huống 4: d.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Nhận biết những tình huống cần từ chối

- Kĩ năng từ chối là khi em nhận được lời đề nghị, yêu cầu mà:

+ Em không thực sự muốn làm.

+ Em không có khả năng thực hiện.

+ Em nhận thấy đề nghị (yêu cầu) đó không thuộc trách nhiệm/nhiệm vụ của em.

+ Em nhận thấy đề nghị (yêu cầu) đó là những việc xấu, việc sai trái.

+ Em cảm thấy việc làm đó ảnh hưởng không tốt, gây nguy hiểm đến bản thân (sức khoẻ, tinh thân, học tập,... của em).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách từ chối

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các cách từ chối phù hợp với các tình huống gặp phải trong học tập và đời sống.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: Cách từ chối phù hợp với các tình huống của HS khi gặp phải trong học tập và đời sống.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 – 5 nhóm, yêu cầu HS thảo luận về các cách từ chối.

Gợi ý:

+ Từ chối thẳng: Thẳng thắn đưa ra lời từ chối với tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân, người khác hoặc liên quan đến lời mời/lời đề nghị làm việc sai trái.

+ Từ chối đàm phán: Đưa ra phương án khác phù hợp để thay thế tình huống vượt quá khả năng thực hiện của bản thân.

+ Từ chối trì hoãn: Đề xuất phương án thực hiện sau khi đủ điều kiện.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các cách từ chối và lập sơ đồ tư duy để thể hiện kết quả thảo luận.

Gợi ý:

+ Các cách từ chối đó nên được sử dụng trong những trường hợp như thế nào ?

+ Nêu ví dụ minh hoạ?

+ Hiệu quả của các cách từ chối đó? (cách từ chối mang lại điều tích cực đối với bản thân, đối với các mối quan hệ, đối với đối tượng cần từ chối). Những lưu ý khi thực hiện các cách từ chối đó? (lời nói, thái độ...).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Tìm hiểu cách từ chối

-  Trong cuộc sống, không tránh khỏi những lúc chúng ta cần thực hiện kĩ năng từ chối. Thay vì miễn cưỡng chấp nhận những yêu cầu hoặc lời đề nghị mà chúng ta không mong muốn, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để từ chối người khác.

- Khi không thực sự thoải mái hoặc không muốn làm một việc gì đó, chúng ta có nhiều cách để từ chối như:

+ Đề xuất một phương án thay thế.

+ Nêu một thời điểm khác/đối tượng khác phù hợp hơn.

+ Nêu rõ lí do mình không thể thực hiện.

+ Đôi khi, thẳng thắn nói.

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng từ chối

  1. Mục tiêu: HS đóng vai thực hành kĩ năng từ chối trong các tình huống.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hành kĩ năng từ chối trong các tình huống.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LÀM CHỦ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. EM VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. THIÊN NHIÊN QUANH TA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. NGHỀ NGHIỆP TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LÀM CHỦ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. EM VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8. NGHỀ NGHIỆP TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Chat hỗ trợ
Chat ngay