Giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 8 - HĐGDTCĐ 2: Hành trang nghề nghiệp tương lai
Giáo án Chủ đề 8 - HĐGDTCĐ 2: Hành trang nghề nghiệp tương lai sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 8 - HĐGDTCĐ 2: Hành trang nghề nghiệp tương lai
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HÀNH TRANG NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xây dựng kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của các bạn trong trường.
- Xây dựng bảng hỏi khảo sát hứng thú nghề nghiệp.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi thực hiện hành trang nghề nghiệp tương lai.
Năng lực riêng:
- Tự rèn luyện được sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: thường xuyên nhắc nhở mình và các bạn hoàn thành nhiệm vụ học tập và nhiệm vụ rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp.
- Trách nhiệm: thể hiện trách nhiệm bản thân thông qua việc tích cực rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Giấy nhớ.
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Rung chuông vàng về thế giới nghề nghiệp.
- Sản phẩm học tập: HS tham gia tích cực trò chơi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 đội, tham gia trò chơi Rung chuông vàng.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Lớp cử một bạn làm quản trò và hai bạn làm trọng tài. Quản trò lần lượt nêu sản phẩm hoặc giá trị hay lợi ích của nghề. Các bạn trong lớp nghĩ nhanh tên nghề tương ứng. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu”, các bạn trong lớp ghi đáp án của mình. Quản trò nêu đáp án đúng. Trọng tài quan sát. Những bạn khác tiếp tục thi. Ai trả lời đến câu hỏi cuối cùng thì người đó thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi vui vẻ, tích cực.
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổng hợp kết quả trò chơi:
Gợi ý:
+ Người khám chữa bệnh cho mọi người – bác sĩ.
+ Thiết kế quần áo – nhà thiết kế thời trang.
+ Chế biến các món ăn – đầu bếp.
+ ...
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, công bố đội thắng cuộc.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hoạt động giáo dục chủ đề - Hành trang nghề nghiệp tương lai.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khảo sát hứng thú nghề nghiệp
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS xây dựng và thực hiện được kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: HS thực hiện kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS xây dựng kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp. - GV đặt câu hỏi cho HS: + Theo em, hứng thú nghề nghiệp là gì? + Hứng thú đó biểu hiện ra như thế nào? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, xây dựng kế hoạch khảo sát và trả lời câu hỏi: Ngoài những gợi ý trên, các em còn cần lưu ý gì thêm khi xây dựng kế hoạch khảo sát? Gợi ý xây dựng kế hoạch khảo sát SGK tr.77. - GV hướng dẫn HS xây dựng công cụ khảo sát: + Chia sẻ những điều em đã tìm hiểu được về các loại công cụ khảo sát phổ biến nhất. + Đọc ví dụ về công cụ khảo sát. + Chia sẻ về: · Công cụ khảo sát định lượng: khảo sát thông qua bảng hỏi. · Công cụ khảo sát định tính: khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc tọa đàm. · Tác dụng, ý nghĩa của mỗi công cụ. · Cách xây dựng công cụ. + Thảo luận xây dựng công cụ khảo sát hứng thú nghề nghiệp của các bạn HS trong trường. + Trao đổi công cụ đã xây dựng giữa các nhóm. Gợi ý công cụ khảo sát trình bày dưới Hoạt động 1. - GV cho HS thực hiện khảo sát: Sử dụng công cụ khảo sát đã xây dựng để tiến hành tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp của HS trong lớp và trong trường. - GV lưu ý HS: + Thời gian khảo sát phù hợp (đầu giờ buổi sáng hoặc trong lúc giải lao). + Người thực hiện khảo sát (cần người nhanh nhẹn, có khả năng giao tiếp tốt). + Phân công người xử lí dữ liệu định lượng, định tính và viết báo cáo kết quả khảo sát. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trả lời câu hỏi: + Hứng thú nghề nghiệp là thái độ yêu thích, muốn tìm tòi của bạn đối với nghề nghiệp mà bạn quan tâm. + Hứng thú đó biểu hiện: · Nhiệt huyết với việc đang làm. · Động lực thực hiện công việc. - GV mời một số nhóm báo cáo kết quả đã tìm hiểu được. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Khảo sát hứng thú nghề nghiệp - Hứng thú nghề nghiệp thể hiện mối quan tâm, sự đam mê của mỗi người đối với một công việc nhất định. Khi lao động với sự hứng thú, chúng ta thường đạt được kết quả tích cực. - Hứng thú nghề nghiệp có thể ổn định trong một thời gian dài cũng có thể thay đổi khi mỗi chúng ta có thêm hiểu biết, sự trưởng thành.
| |||||
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KHẢO SÁT HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
| ||||||
BẢNG HỎI KHẢO SÁT HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
| ||||||
PHỎNG VẤN HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
|
Hoạt động 2: Rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nêu được các biểu hiện cụ thể của sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc đối với các nghề nghiệp khác nhau.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: HS nêu biểu hiện cụ thể của sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc đối với các nghề nghiệp khác nhau.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đề nghị mỗi HS viết ra giấy một nghề nghiệp mà mình quan tâm, hứng thú nhất. - GV yêu cầu HS tham khảo gợi ý SGK tr.78 và thực hiện nhiệm vụ: Liệt kê các biểu hiện cụ thể của sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc của người làm nghề đó. - GV cho HS liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Nêu những biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ để có thể làm tốt nghề mình quan tâm. - GV lưu ý HS về tính khả thi và phù hợp lứa tuổi của các biện pháp rèn luyện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thực hiện trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV nhắc nhở HS tự giác thực hành hằng ngày và chia sẻ lại kết quả trong nhóm sau 2 – 3 tuần. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2. Rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc Mỗi nghề đều đòi hỏi ở người làm nghề những điều kiện nhất định, cho phép người lao động thực hiện tốt nhất trong công việc của mình. Do đó, việc rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong đời sống và hoạt động học tập hằng ngày sẽ góp phần từng bước hình thành nền tảng quan trọng cho việc trở thành những người lao động hiệu quả sau này.
|
Hoạt động 3: Tự đánh giá việc rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tự đánh giá được việc rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: HS tự đánh giá được việc rèn luyện phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc theo nhóm về những yêu cầu chung về phẩm chất, năng lực cần có đối với người lao động trong xã hội hiện đại. - GV yêu cầu HS quan sát gợi ý SGK tr.79 và đặt câu hỏi gợi ý thảo luận: + Ngoài các phẩm chất, năng lực đã nêu ở SGK, xã hội hiện đại còn đòi hỏi ở người lao động những phẩm chất và năng lực chung nào khác? Vì sao các phẩm chất, năng lực đó lại quan trọng khi làm nghề trong xã hội hiện đại? + Theo em, mỗi HS cần chuẩn bị như thế nào để rèn luyện được các phẩm chất năng lực trên càng sớm càng tốt? - GV đề nghị mỗi HS nêu những việc đã và đang thực hiện để rèn luyện các phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại: + Trong học tập ở nhà, ở trường. + Trong các hoạt động khác hằng ngày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV tự đánh giá bản thân. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá việc rèn luyện của bản thân: + Điều em hài lòng. + Điều em cần cố gắng. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Tự đánh giá việc rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại Việc rèn luyện các phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại không chỉ giúp chúng ta trở thành những người lao động hiệu quả sau này, mà còn là những công dân tốt, có trách nhiệm trong xã hội.
|
Hoạt động 4: Thể hiện thái độ tôn trọng lao động nghề nghiệp
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS thể hiện được thái độ tôn trọng mọi lao động nghề nghiệp thông qua việc chuẩn bị và trình bày các bài thuyết trình.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: HS thể hiện thái độ tôn trọng mọi lao động nghề nghiệp thông qua việc chuẩn bị và trình bày các bài thuyết trình.
- Tổ chức hoạt động:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây