Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm lớp 8 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 2: XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Nắm được những cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn.
  • Biết cách trân trọng, giữ gìn tình bạn đẹp.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

Năng lực riêng:

  • Có những hành động xây dựng, giữ gìn và trân trọng tình bạn đẹp.
  • Đưa ra các ý tưởng cho việc xây dựng, giữ gìn tình bạn.
  1. Phẩm chất:
  • Hòa đồng: Sẵn sàng mở lòng, biết cách lắng nghe và làm bạn với mọi người xung quanh.
  • Trung thực: Thẳng thắn, tự tin chia sẻ quan điểm của mình về tình bạn.
  • Trách nhiệm: HS có ý thức giữ gìn, trân trọng những tình bạn đẹp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8.
  • Giấy A0, A4.
  • Bút dạ, nam châm dính bảng hoặc băng dính trắng.
  1. Đối với học sinh
  • Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật tìm hiểu về tình bạn.
  • Chuẩn bị bài chia sẻ về người bạn tốt của mình với cả lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe và hát bài Cho bạn cho tôi (Ca sĩ Lam Trường).
  4. Sản phẩm: HS nghe và hát bài hát Cho bạn cho tôi, chia sẻ cảm nhận về bài hát.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát Cho bạn cho tôi (Ca sĩ Lam Trường)

https://www.youtube.com/watch?v=0mSf8XPk-fY

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có cảm nhận, suy nghĩ gì sau khi nghe bài hát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, tham gia hoạt động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nghe và hát theo bài hát.

- HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình sau khi nghe bài hát Cho bạn cho tôi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu vào nội dung bài mới: Xây dựng và giữ gìn tình bạn đẹp.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp

  1. Mục tiêu: HS chia sẻ về biểu hiện của tình bạn đẹp.
  2. Nội dung: GV trình bày nội dung, tổ chức HS chia sẻ theo nhóm, thảo luận, hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm: HS chia sẻ được những biểu hiện của tình bạn đẹp.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Tình bạn là một thứ tình cảm tự nhiên, cao đẹp luôn được con người giữ gìn, bồi đắp và trân trọng.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Theo em, một tình bạn đẹp có những biểu hiện nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS

1. Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp

Gợi ý:

- Yêu thương, quý mến nhau

- Phù hợp với nhau về quan điểm sống, tính cách

- Chân thành, tin cậy

- Tôn trọng lẫn nhau

- Đồng cảm cho nhau

- Giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống

- ……

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

  1. Mục tiêu: HS biết cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn.
  3. Sản phẩm: HS liên hệ bản thân và đánh giá trung thực.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận về tình huống trong SHS – tr.10: Chỉ ra cách thức mà các nhân vật đã làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn.

- GV yêu cầu 4 nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Em biết những cách thức nào để xây dựng và giữ gìn tình bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi tình huống.

- HS thảo luận nhóm và trình bày câu trả lời ra giấy A0.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV kết luận

- Câu hỏi tình huống: Huy và Hoàng đã xây dựng và giữ gìn tình bạn bằng cách:

+ Có cùng sở thích về rô-bốt, đọc truyện tranh, đam mê đá bóng.

+ Hai bạn thường xuyên hỗ trợ nhau trong học tập.

+ Cùng nhau tham gia câu lạc bộ thể thao của trường.

+ Thường xuyên tâm sự với nhau về những vấn đề trong cuộc sống, những ước mơ, dự định tương lai.

2. Cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

- Luôn quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.

- An ủi, chia sẻ, động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn, gặp khó khăn.

- Không toan tính, so bì, ganh tị trong tình bạn.

- Biết thông cảm, tha thứ cho nhau.

- Biết chỉ ra và góp ý cho những hạn chế của bạn để bạn sửa đổi.

- Biết chọn bạn bè.

- Dành thời gian cho bạn bè.

- Tôn trọng bạn bè và bí mật của họ.

- Trung thực trong tình bạn.

- Biết tha thứ và xin lỗi trong tình bạn.

Hoạt động 3. Tổ chức hoạt động xây dựng tình bạn đẹp

  1. Mục tiêu: HS sử dụng những cách thức xây dựng tình bạn để tham gia vào việc xây dựng tình bạn đẹp.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm: HS biết cách xây dựng tình bạn đẹp.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Nhiệm vụ 1: Cùng làm chiếc bánh tình bạn.

GV chia lớp làm 6 nhóm, giao nhiệm vụ:

+ Em sẽ dùng những nguyên liệu gì để tạo nên chiếc bánh tình bạn?

+ Cách tạo ra chiếc bánh tình bạn là gì?

- Nhiệm vụ 2: Trò chơi Bạn tả tôi đoán.

+ GV phổ biến luật chơi:

·        Chia lớp làm 4 đội chơi. Các đội lần lượt bốc thăm các từ cần phải tả để cho nhóm mình đoán được.

·        Thời gian giới hạn cho việc diễn tả từ khóa là 30 giây. Khi diễn tả từ khóa, người diễn tả không được nói từ trùng với từ khóa, có thể dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.

·        Hết 30 giây, nếu nhóm mình không đoán được từ khóa thì các nhóm khác được giành quyền trả lời.

·        Kết thúc trò chơi, đội nào đoán được nhiều từ khóa nhất thì giành chiến thắng.

+ Các từ khóa: giúp đỡ, hòa đồng, bình đẳng, bạn thân, sở thích, bí mật, giận dỗi, tha thứ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ Làm chiếc bánh tình bạn. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- HS tham gia trò chơi Bạn tả tôi đoán.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm giới thiệu về chiếc bánh tình bạn của nhóm mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết luận.

3. Xây dựng tình bạn đẹp

- Biết cách xây dựng tình bạn đẹp là một trong những kĩ năng vô cùng cần thiết.

- Quan tâm, chia sẻ, cảm thông, vị tha là cách em thể hiện sự trân trọng và gìn giữ tình bạn.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS xử lí các tình huống về xây dựng và giữ gìn tình bạn.
  3. Nội dung: GV đưa ra tình huống, HS xử lí tình huống.
  4. Sản phẩm học tập: HS có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp làm 5 nhóm.

- GV phổ biến từng nhiệm vụ cho từng nhóm: Viết kịch bản, phân công vai diễn và xử lí các tình huống ngay trong vở diễn.

+ Nhóm 1 – Tình huống 1: Em nghe được những thông tin không đúng về bạn mình, em sẽ làm gì?

+ Nhóm 2 – Tình huống 2: Bạn của em tham gia một cuộc thi và đạt giải cao, em sẽ làm gì?

+ Nhóm 3 – Tình huống 3: Có người nói với em rằng bạn của em đã nói những điều không tốt về em, em sẽ làm gì?

+ Nhóm 4 – Tình huống 4: Em và bạn hiểu lầm nhau, em sẽ làm gì?

+ Nhóm 5 – Tình huống 5: Bạn của em gặp chuyện buồn về gia đình, em sẽ làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm để xây dựng kịch bản tình huống, đóng vai và xử lí tình huống.

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, tiết sau trình bày sản phẩm trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp vào tiết sau.

- GV gợi ý cách xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Em nghe được những thông tin không đúng về bạn mình, em sẽ làm gì?

à Em sẽ đính chính lại những thông tin đó cho chính xác để tránh ảnh hưởng xấu đến bạn của mình.

+ Tình huống 2: Bạn của em tham gia một cuộc thi và đạt giải cao, em sẽ làm gì?

à Em sẽ thật lòng chúc mừng bạn và vui mừng cho bạn vì đã đạt giải cao trong cuộc thi.

+ Tình huống 3: Có người nói với em rằng bạn của em đã nói những điều không tốt về em, em sẽ làm gì?

à Em sẽ tin tưởng bạn của mình để tránh người khác chia rẽ quan hệ bạn bè.

+ Tình huống 4: Em và bạn hiểu lầm nhau, em sẽ làm gì?

à Em sẽ cùng bạn thẳng thắn, trung thực nói ra vấn đề để giải quyết, đồng thời cũng xin lỗi nếu mình sai, nếu bạn sai thì sẵn sàng tha thứ cho bạn để tránh vì hiểu lầm không được giải quyết mà rạn nứt tình cảm.

+ Tình huống 5: Bạn của em gặp chuyện buồn về gia đình, em sẽ làm gì?

à Em sẽ ở bên cạnh bạn hỏi thăm, an ủi bạn để bạn bớt buồn; động viên bạn để bạn có thể vượt qua nỗi buồn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: Phòng, tránh bắt nạt học đường.

- Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện việc phòng, tránh bắt nạt học đường.

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, giáo án word hoạt động trải nghiệm 8 sách Cánh diều, tải giáo án hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều, GA hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều 2023

Giáo án lớp 8 mới cánh diều, kết nối, chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay