Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 6 » Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3

Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3

Giáo án module 3 Hóa học 6 Cánh diều. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, Kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 6 – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 3: CÁC THỂ CỦA CHẤT

BÀI 5: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

Thời lượng: 1 tiết

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC HÓA HỌC

 

Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên

Nêu được sự đa dạng của chất.

(1)

- Trình bày được đặc điểm ba thể của chất.

- Đưa ra một số ví dụ về đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

(2)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp, hợp tác

Trao đổi, thảo luận thông qua việc đọc thông tin; quan sát hình vẽ, tranh ảnh về chất, ba thể của chất để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong từng phần.

(3)

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn cuộc sống đặt ra.

(4)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trung thực

Khách quan trong phân tích, đánh giá câu trả lời của các bạn, cặp đôi, các nhóm; trong thu thập, xử lí thông tin.

(5)

Chăm chỉ

Kiên trì, tỉ mỉ trong quá trình quan sát sự vật, hiện tượng.

(6)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Phương tiện dạy học: Hình ảnh, tranh vẽ minh họa sự đa dạng của chất.
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 01 tiết/45 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(5 phút)  

 

(3) (6)

Nêu vấn đề, kích thích sự tò mò của HS để biết đưa ra sự khác nhau giữa thể rắn, lỏng, khí.  

Dạy học khám phá/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất ở xung quanh ta

(10 phút)

(1) (3) (5)

- Chất có ở xung quanh ta. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.

- Một vật thể do nhiều chất tạo nên. Một chất có thể có trong nhiều vật thể.

Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề/ Chia sẻ nhóm đôi, khăn trải bàn

 

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu ba thể của chất và đặc điểm của chúng

(20 phút)

(2) (3) (5) (6)

- Đặc điểm của ba thể: rắn, lỏng, khí.

- Nêu một số ví dụ về đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề/ Chia sẻ nhóm đôi, khăn trải bàn

 

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, phiếu học tập số 1, Rubric

 

Hoạt động 4: Luyện tập

(3 phút)

(4) (5) (6)

Làm bài tập về sự đa dạng của chất

Giải quyết vấn đề/ Động não, trình bày một phút

Vấn đáp/ Câu hỏi, thang đo

Hoạt động 5: Vận dụng

 (7 phút)

(4) (5) (6)

Làm bài tập về sự đa dạng của chất

Giải quyết vấn đề/ Trình bày một phút, động não

Kiểm tra viết/ Bài tập, thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (3), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần dự đoán, lí giải của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Chúng ta có thể dễ dàng đi lại trong không khí, có thể lội được trong nước nhưng không thể đi xuyên qua một bức tường. Em hãy dự đoán lí do vì sao?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Bức tường là chất rắn, mà các “hạt” cấu tạo nên chất rắn được sắp xếp chặt chẽ do đó chúng ta không thể đi xuyên qua được.

- GV dẫn dắt: Để hiểu rõ hơn về lí do vì sao con người không thể xuyên qua được bức tường và sự đa dạng về các thể của chất, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay, Bài 5 – Sự đa dạng của chất. 

  1. Phương án đánh giá:

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Quan sát được hình ảnh con người đi lại trong nước, con người lội trong nước, con người không đi xuyên qua được bức tường.

 

 

Đưa ra dự đoán lí do vì sao con người không thể đi xuyên qua được bức tường.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất ở xung quanh ta (10 phút)

  1. Mục tiêu: (1), (3), (5).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần trả lời của HS về chất.

- Phần nêu ví dụ của HS về chất có trong vật thể và vật thể chứa trong một số chất.

  1. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.1.

- GV giới thiệu kiến thức: Xung quanh ta có rất nhiều vật thể khác nhau:

+ Có những vật thể rất lớn: Mặt trăng, Mặt trời, ngôi sao,…Có những vật thể rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được như virus, vi khuẩn,…

+ Có những vật thể có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên như: đất, nước, cỏ cây, con người,…), có những vật thể do con người tạo ra (vật thể nhân tạo: quần áo, sách vở, nhà cửa,…).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Chất có ở những đâu? Nêu ví dụ cụ thể.

+ Một vật thể có bao nhiêu chất? Một chất có thể có trong nhiều vật thể không? Nêu ví dụ cụ thể.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 người) và trả lời câu hỏi:

1. Hãy kể tên một số chất có trong:

- Nước biển

- Bắp ngô

- Bình chứa khí oxygen

2. Hãy kể tên các vật thể chứa một trong số các chất sau:

- Sắt

- Tinh bột

- Đường

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức: Chất có ở xung quanh ta. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

Tìm hiểu về chất ở xung quanh ta

- Mọi vật thể đều do chất tạo nên. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. Ví du: thân bút chì làm bằng gỗ, ruột bút chì làm từ than chì.

- Một vật có thể do nhiều chất tạo nên. Ví dụ: trong hạt gạo có chứa một số chất: tinh bột, chất đạm,…

- Một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau. Ví dụ: nước có trong thực vật, động vật, con người,…

1. Một số chất có trong:

- Nước biển: muối natri clorid, nước …

- Bắp ngô: tinh bột, nước, cellulose…

- Bình chứa oxygen: oxygen (oxi).

2. Các vật thể chứa một trong những chất sau:

- Sắt: xe đạp; máy xúc; tàu hỏa …

- Tinh bột: hạt ngô; hạt gạo; củ khoai; củ sắn…

- Đường: quả nho; cây mía; cây thốt nốt…

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Nắm được xung quanh ta có rất nhiều vật thể khác nhau

(2 điểm)

 

Không nắm được xung quanh ta có rất nhiều vật thể khác nhau

(0 điểm)

Nắm được xung quanh ta có vật thể rất lớn, rất nhỏ hoặc vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo

 (1 điểm)

- Nắm được xung quanh ta có rất nhiều vật thể khác nhau.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(1.5 điểm)

- Nắm được xung quanh ta có rất nhiều vật thể khác nhau.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(2 điểm)

2

Nắm được ở đâu có vật thể, ở đó có chất

(2 điểm)

Không nắm được ở đâu có vật thể, ở đó có chất

(0 điểm)

Nắm được ở đâu có vật thể, ở đó có chất hoặc nêu được ví dụ.

(1 điểm)

- Nắm được ở đâu có vật thể, ở đó có chất và nêu được ví dụ.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(1.5 điểm)

- Nắm được ở đâu có vật thể, ở đó có chất và nêu được ví dụ.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(2 điểm)

3

Nắm được một vật thể do nhiều chất tạo nên và một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

(2 điểm)

Không nắm được: vật thể do nhiều chất tạo nên và một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

(0 điểm)

Nắm được vật thể do nhiều chất tạo nên và một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

(1 điểm)

- Nắm được một vật thể do nhiều chất tạo nên và một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

- Nêu được ví dụ cụ thể.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(1.5 điểm)

- Nắm được một vật thể do nhiều chất tạo nên và một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(2 điểm)

4

Xác định được một số chất có trong nước biển, bắp ngô,…/ các vật thể chứa trong sắt, tinh bột,…

(2 điểm)

Không xác định được một số chất có trong nước biển, bắp ngô,…/ các vật thể chứa trong sắt, tinh bột,…

(0 điểm)

Xác định được một số chất có trong nước biển, bắp ngô,…hoặc xác định được các vật thể chứa trong sắt, tinh bột,…

(1 điểm)

- Xác định được một số chất có trong nước biển, bắp ngô,…và các vật thể chứa trong sắt, tinh bột,…

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(1.5 điểm)

- Xác định được một số chất có trong nước biển, bắp ngô,…và các vật thể chứa trong sắt, tinh bột,…

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(2 điểm)

5

Tích cực tham gia, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

(2 điểm)

Không tham gia thảo luận theo nhóm

(0 điểm)

 

Tham gia làm việc theo nhóm  nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(1 điểm)

Tham gia làm việc nhóm (tác phong còn chậm, bị nhắc nhở).

(1.5điểm)

Tham gia làm việc nhóm, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(2 điểm)

Hoạt động 3: Tìm hiểu ba thể của chất và đặc điểm của chúng (20 phút)

  1. Mục tiêu: (2), (3), (5), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần nêu ví dụ của HS về chất rắn, lỏng khí.

- Phần viết hoàn thành Phiếu học tập số 1 của HS về đặc điểm của ba thể rắn, lỏng, khí.

- Phần trả lời câu hỏi vận dụng của HS về ba thể rắn, lỏng, khí.

  1. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí. Người ta có thể phân loại chất dựa vào thể của nó. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn được gọi là chất rắn, chất ở thể lỏng được gọi là chất lỏng, chất ở thể khí được gọi là chất khí.

- GV yêu câu HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số chất rắn, lỏng, khí mà em biết.

- GV chia HS thành các nhóm (6 người), yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo bảng sau:

 

Khối lượng

Hình dạng

Thể tích

Chất rắn

 

 

 

Chất lỏng

 

 

 

Chất khí

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu, đường.

+ Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau?

+ Vì sao phải giữ chất khí trong bình kín?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức:

+ Ba thể cơ bản của chất là: rắn, lỏng, khí.

+ Chất rắn, chất lỏng, chất khí có những đặc điểm khác nhau:

·        Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định.

·        Chất lỏng dễ cháy, có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.

·        Chất khí dễ lan tỏa, không có hình dạng và thể tích xác định. 

Tìm hiểu ba thể của chất và đặc điểm của chúng

- Một số chất rắn, lỏng, khí:

+ Chất rắn: sắt, nhôm, đồng,…

+ Chất lỏng: nước cất, cồn (ethanol),…

+ Chất khí: khí hydro (hydrogen), khí oxy (oxygen),…

- Kết quả Phiếu học tập số 1:

 

Khối lượng

Hình dạng

Thể tích

Chất rắn

Có khối lượng xác định

Có hình dạng xác định

Có thể tích xác định

Chất lỏng

Có khối lượng xác định

Có hình dạng của vật chứa nó

Có thể tích xác định

Chất khí

Có khối lượng xác định

Không có hình dạng xác định

Không có thể tích xác định

- Một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu đường: nhôm, sắt, thủy tinh…

+ Xăng là chất lỏng. Lại có chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Do đó ta có thể bơm xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau.

+ Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng xác định. Đặc biệt chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng do đó phải giữ chất khí trong bình kín.

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Tìm hiểu ba thể của chất; kể tên được một số chất rắn, lỏng, khí

 (4 điểm)

 

Không nắm được: ba thể của chất và kể tên được một số chất rắn, lỏng, khí

 

(0 điểm)

Nắm được ba thể của chất hoặc kể tên được một số chất rắn, lỏng, khí

 

 (2 điểm)

- Nắm được ba thể của chất; kể tên được một số chất rắn, lỏng, khí

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Nắm được ba thể của chất; kể tên được một số chất rắn, lỏng, khí

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(4 điểm)

2

Xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng, hình dạng, thể tích

(4 điểm)

Không xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng, hình dạng, thể tích.

(0 điểm)

Xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng hoặc hình dạng hoặc thể tích.

(2 điểm)

- Xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng, hình dạng, thể tích.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng, hình dạng, thể tích.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(4 điểm)

3

Tích cực tham gia, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

(2 điểm)

Không tham gia thảo luận theo nhóm

(0 điểm)

 

Tham gia làm việc theo nhóm  nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(1 điểm)

Tham gia làm việc nhóm (tác phong còn chậm, bị nhắc nhở).

(1.5 điểm)

Tham gia làm việc nhóm, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(2 điểm)

Hoạt động 4: Luyện tập (3 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (5), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của HS về các chất.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

  1. Chì khoe chì nặng hơn đồng/Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.
  2. Nước chảy đá mòn.
  3. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Câu 2: Hãy kể tên hai vật được làm bằng:

  1. Sắt.
  2. Nhôm.
  3. Gỗ.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1: Các chất được nói đến:

  1. Chì, đồng.
  2. Nước, đá.
  3. Vàng.

Câu 2: Vật thể làm từ:

  1. Sắt: đinh, dao,...
  2. Nhôm: xoong, thìa,...
  3. Gỗ: ghế, cửa,...

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Phương án đánh giá:
  2. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  3. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Chỉ ra được các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ.

 

 

 

 

2

Kể tên được các vật làm bằng sắt, nhôm, gỗ.

 

 

 

 

Hoạt động 5: Vận dụng (7 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (5), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời vào vở của HS về chất, đặc điểm ba thể của chất.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS làm vào vở câu hỏi:

Câu 1: Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất?

  1. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa).
  2. Chiếc ấm được làm bằng nhôm.
  3. 3. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước.
  4. Thân cây bạch đàn có nhiều cellulose, dùng để sản xuất giấy.

Câu 2: Tìm hiểu những chất xung quanh em để hoàn thành bảng theo gợi ý sau:

Chất

Thể

Đặc điểm nhận biết

Ví dụ vật thể chứa chất đó

Sắt

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Chiếc đinh sắt

 

 

 

 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1:

- Vật thể tự nhiên: cây bạch đàn.

- Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy.

- Vật sống: cây bạch đàn.

- Vật không sống: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy.

- Chất: đồng, nhôm, chất dẻo, acetic acid, nước, cellulose.

Câu 2:

Chất

Thể

Đặc điểm nhận biết

Ví dụ vật thể chứa chất đó

Sắt

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Chiếc đinh sắt

Nhôm

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Cái nồi nhôm

Đồng

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Dây dẫn điện làm bằng đồng

Nước 

Lỏng

Thể tích xác định, không có hình dạng xác định

Sông 

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Phương án đánh giá:
  2. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  3. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Chọn đúng các từ (cụm từ) in nghiêng chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất.

 

 

 

 

2

Tìm hiểu được những chất xung quanh em để hoàn thành bảng theo gợi ý

 

 

 

 

 

Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án hóa học 6 sách cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án Hóa học 6 Cánh diều theo Module 3, Giáo án Hóa học 6 Cánh diều Module 3, giáo án Hóa học 6 giáo án theo module 3 Cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THCS

Giáo án word lớp 6 cánh diều

Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
Giáo án công nghệ 6 sách cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 6 sách cánh diều

Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Giáo án hướng nghiệp 6 sách cánh diều
Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
Giáo án Thể dục 6 sách cánh diều
Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều

Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Giáo án Toán 6 sách cánh diều

Giáo án Powerpoint 6 cánh diều

Giáo án powerpoint KHTN 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Địa lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều

GIÁO ÁN LỚP 6 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối nối tri thức với cuộc sống

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay