Giáo án KHTN 7 chân trời bài 9: Đô thị quãng đường- Thời gian (3 tiết)

Giáo án bài 9: Đô thị quãng đường- Thời gian (3 tiết) sách KHTN 7 chân trời sáng tạo- phần vật lí . Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 7 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 7 chân trời bài 9: Đô thị quãng đường- Thời gian (3 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN (3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: 
  • Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng
  • Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
  1. Năng lực

- Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động
  • Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian; Từ đồ thị quãng đường – thời gian, đề xuất được cách tìm tốc độ chuyển động

- Năng lực về vật lí: 

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Biết đọc đồ thị quãng đường – thời gian
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi, tốc độ hoặc thời gian chuyển động.
  1. Phẩm chất:
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với năng lực của bản thân
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập
  • Tự tin đề xuất cách giải quyết vấn đề
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: 
  • SGK, SGV, SBT
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh: 
  • SGK, SBT KHTN7
  • Giấy A0, bút dạ xanh (đen), đỏ ; thước kẻ
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra các ý kiến cho vấn đề GV nêu ra
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề: Để mô tả chuyển động của một vật, chiếc ca nô như hình dưới, người ta có thể sử dụng những cách nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp

+ Tính quãng đường đã đi

+ Vẽ hình đánh dấu

+ Gắn thiết bị định vị GPS

+ ...

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS hướng tới tìm kiếm một giải pháp đơn giản và trực quan được giới thiệu trong bài Bài 9. Đồ thị quãng đường – thời gian

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian

  1. Mục tiêu: Từ bảng số liệu mô tả chuyển động của một vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, HS tìm cách vẽ biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian.
  2. Nội dung: GV giải thích về chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, giới thiệu bảng số liệu 9.1 về quãng đường đi được của một ô tô và đưa ra các câu hỏi thảo luận, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: Hình vẽ biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích về chuyển dộng thẳng với tốc độ không đổi: Chuyển động thẳng là một chuyển động theo một đường thẳng có hướng và thẳng mãi trong mọi điểm thời gian. Các chuyển động thẳng với vận tốc không đổi gọi là chuyển động thẳng đều.

- GV giới thiệu 2 cách để mô tả chuyển động của một vật :  Có nhiều cách khác nhau để mô tả chuyển động của một vật, trong đó có thể sử dụng bảng ghi số liệu hoặc đồ thị.

* Cách 1: Lập bảng ghi số liệu về thời gian và quãng đường

- GV giới thiệu cho HS bảng số liệu 9.1 về quãng đường đi được của một ca nô.

Căn cứ vào các thông tin trong bảng 9.1 chúng ta có thể biết:

+ Giờ xuất phát của ca nô là lúc 6h00 sáng

+ Mỗi giờ ca nô chuyển động được quãng đường 30km.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi dựa vào bảng số liệu 9.1 trả lời các câu hỏi phần hoạt động trong mục 1 SGK

a) Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km.

b) Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km.

c) Dự đoán vào lúc 9h00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km. 

Cho biết tốc độ của ca nô không đổi.

- GV giới thiệu một hình biểu diễn đúng chuẩn theo dõi sự thay đổi của quãng đường theo thời gian và giới thiệu đó là đồ thị quãng đường – thời gian

- GV chia hs thành các nhóm từ 4 – 6 HS yêu cầu các nhóm tìm hiểu cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian theo các bước 1, 2, 3 trong SGK và trình bày vào giấy A0.

- GV tiếp tục HS quan sát đồ thị và trả lời câu hỏi phần thảo luận 2 SGK – tr56: Nêu nhận xét về đường nối các điểm O, A, B, C, D trên hình 9.2 (thẳng hay cong, nghiêng hay nằm ngang).

à GV dẫn dắt để HS chỉ ra: Đường nối các điểm dữ liệu có dạng đường thẳng nghiêng dốc lên so với trục nằm ngang. Vì nó là một đường thẳng nên ta có thể kéo dài thêm để suy đoán quãng đường đi cho những khoảng thời gian lớn hơn trong hình.

à GV lấy VD để HS hiểu rõ thêm trường hợp đường này là đường gãy khúc: Ví dụ như tốc độ của ca nô thay đổi trên một đoạn đường nào đó, ca nô nghỉ không chạy trong một khoảng thời gian trên đường đi

- GV tổ chức cho HS tính toán lại kết quả câu hỏi thảo luận 1 bằng cách dùng đồ thị.

à Nhìn vào đồ thị ra thấy, sau 1h ca nô đi được 30km, sau 2h ca nô đi được 60km, vì thế sau 3h (túc là vào lúc 9h00) ca nô đi được 60 + 30 = 90km

- GV nhấn mạnh về ý nghĩa của đồ thị quãng đường, thời gian cho HS: Giúp ta đọc nhanh quãng đường đi của vật chuyển động thưo thời gian mà không cần tính tóa, đồng thời dự đoán quãng đường vật đi được theo thời gian.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập sgk – tr56: Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi bộ, em hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người này.   

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như trong SGK

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần vận dụng: Trong trường hợp nào thì đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng nằm ngang?

( GV gợi ý HS vẽ đường thẳng nằm ngang và nhận xét vị trí vật tại các thời điểm khác nhau )

à HS nêu được kết luận: Nếu vật đứng yên, không chuyển động thì đồ thị là đường thẳng nằm ngang.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, phân tích bảng số liệu, trả lời câu hỏi. 

- HS hoạt động nhóm, vẽ đồ thị, trả lời câu hỏi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Các HS nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

1. Đồ thị quãng đường – thời gian

Cách 1: Lập bảng ghi số liệu về thời gian và quãng đường

* Câu hỏi thảo luận 1

a) Thời gian để ca nô đi quãng đường 60 km là:

8h00 – 6h00 = 2h00

b) Tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km:

c) Vào lúc 9h00, ca nô đã chuyển động trong thời gian là:

9h00 – 6h00 = 3h00

Vì tốc độ của ca nô không đổi:

v = 30 km//h

Quãng đường ca nô đi được sau 3h00 là :

S = v.t = 3. 30 = 90 km

Vậy vào lúc 9h00, ca nô cách bến 90 km

 

 

 

 

 

 

 

* Cách 2: Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian

* Câu hỏi thảo luận 2

- Hình 9.2 cho thấy, đường nối các điểm O, A, B, C, D là một đường thẳng nằm nghiêng hướng lên, đi qua gốc tọa độ O.

* Luyện tập

Các thao tác vẽ đồ thị:

- Bước 1: Vẽ hai trục vuông góc cắt nhau tại điểm gốc O, gọi là hai trục tọa độ.

+ Trục nằm ngang Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp.

+ Trục thẳng đứng Os biểu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp.

- Bước 2: Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng.

- Bước 3: Nối các điểm đã vẽ ở bước 2 lại với nhau ta có đồ thị quãng đường – thời gian.

Từ bảng số liệu trên ta vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian như hình dưới:

* Kết luận

Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 600k/học kì - 650k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III: TỐC ĐỘ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V: ÁNH SÁNG

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VIII- CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IX- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II: PHÂN TỬ- LIÊN KẾT HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IV: ÂM THANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V: ÁNH SÁNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VI: TỪ

CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VIII- CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IX- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay