Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nội thuỷ là:
A. Vùng nước nằm trong đất liền của Việt Nam, có chiều đổ ra biển.
B. Vùng nước được bao quanh bởi các vùng biển khác.
C. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Các dạng địa hình ven biển nước ta gồm có:
A. Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn
B. Tam giác châu, các bãi cát phẳng
C. Cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Khí hậu biển đảo nước ta mang tính chất:
A. Nhiệt đới ôn hoà
B. Nhiệt đới gió mùa
C. Ôn đới cận cực
D. Ôn đới nóng ẩm
Câu 4: Từ tháng 5 đến tháng 9 ở vùng biển nước ta, loại gió nào chiếm ưu thế?
A. Gió mùa mùa đông
B. Tín phong
C. Gió mùa hướng đông nam
D. Gió bão
Câu 5: Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam?
A. 1 – 2
B. 3 – 4
C. 7 – 9
D. 13 – 16
Câu 6: Số 1 trong sơ đồ sau là vùng biển nào của Việt Nam?
A. Vùng nội thuỷ
B. Vùng lãnh hải
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Vùng đặc quyền kinh tế
Câu 7: Bảng sau đây thể hiện điều gì?
A. Một số điểm toạ độ để xác định ranh giới giữa vùng biển của Việt Nam và vùng biển của nước khác.
B. Toạ độ một số điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam
C. Toạ độ một số điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều sâu lãnh hải của lục địa Việt Nam
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?
A. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
C. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
D. Thềm lục địa Việt Nam là vùng nước được bao bọc bởi nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Câu 9: Câu nào sau đây là đúng?
A. Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
B. Địa hình đảo: Ngoài quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.
C. Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Cô Tô (Kiên Giang), Phú Quý (Hải Phòng), …
D. Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về hải văn ở vùng biển nước ta?
A. Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình năm khoảng 23°C.
B. Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 71‰ – 72‰, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.
C. Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ. Vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc – tây nam; còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam – đông bắc.
D. Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trổi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.
Câu 11: Chất lượng nước biển xa bờ như thế nào?
A. Đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm
B. Đạt chuẩn nhưng thường xuyên biến động.
C. Rất ít vùng đạt chuẩn, sự biến động là tương đối lớn.
D. Không đạt chuẩn do giao thương mạnh mẽ giữa các nước
Câu 12: Học sinh có thể tham gia bảo vệ môi trường biển đảo bằng hoạt động nào?
A. Tham gia các hoạt động (làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,...) nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.
B. Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.
C. Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Đường màu xanh lục có các con số là đường gì?
A. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
B. Đường phân định nội thuỷ, lãnh hải và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
C. Đường giao dịch kinh tế giữa tàu thuyền của Việt Nam và Trung Quốc.
D. Đường tuyên bố chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Câu 14: Câu nào sau đây không đúng?
A. Vùng biển nước ta có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...
B. Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu
C. Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 30,87 triệu tấn
D. Năm 2019, vùng biển nước ta có khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn
Câu 15: Tài nguyên du lịch biển của nước ta không được thể hiện qua ý nào sau đây?
A. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát
B. Vịnh, hang động đẹp
C. Doanh thu từ du lịch biển đứng đầu trên thế giới
D. Nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về đặc điểm của môi trường biển đảo Việt Nam?
a) Môi trường biển đảo là một bộ phận trong môi trường sống của con người nói chung.
b) Môi trường biển đảo bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo.
c) Môi trường biển đảo không có điểm khác biệt với môi trường trên đất liền.
d) Môi trường biển là một thể không thống nhất.
Câu 2: Cho đoạn văn sau:
Biển Đông là một trong những vùng biển lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu km², nằm ở khu vực Đông Nam Á. Khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng ẩm và mùa đông tương đối mát mẻ. Biển Đông có hệ sinh thái phong phú với nhiều rạn san hô, nguồn hải sản dồi dào và là tuyến đường hàng hải quan trọng. Tuy nhiên, khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 11. Ngoài ra, tài nguyên dầu khí và khoáng sản ở Biển Đông cũng có tiềm năng lớn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của các nước ven biển.
a) Biển Đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng ẩm và mùa đông mát mẻ.
b) Biển Đông là tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới.
c) Biển Đông không có ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.
d) Diện tích Biển Đông chỉ khoảng 1 triệu km².
Câu 3: ............................................
............................................
............................................