Kênh giáo viên » Mĩ thuật 6 » Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

Giáo án module 3 Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MĨ THUẬT 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ 5: TRÒ CHƠI DÂN GIAN

BÀI 9: SÁNG TẠO MĨ THUẬT VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Thời lượng: 2 tiết

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC MĨ THUẬT

 

 

Năng lực tư duy và nhận thức mĩ thuật

Biết cách khai thác hình ảnh từ trò chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

(1)

Biết sử dụng chấm, nét, hình, màu, khối để thể hiện hoạt động trong trò chơi dân gian.

(2)

Cảm thụ được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật thể hiện về trò chơi dân gian

(3)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp, hợp tác

Trao đổi, thảo luận thông qua quan sát các hình ảnh, tranh vẽ,...để thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.

(4)

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Lựa chọn, sử dụng công cụ để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.

(5)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trung thực

Khách quan phân tích, đánh giá câu trả lời của các bạn, các cặp đôi, các nhóm.

(6)

Chăm chỉ

Có ý thức tìm hiểu sự phong phú của các trò chơi dân gian ở nhiều vùng, miền đất nước.

(7)

Trách nhiệm

Trân trọng những di sản văn hóa trò chơi dân gian được bảo tồn qua nhiều thế hệ.

(8)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Tranh ảnh, video clip có liên quan đến trò chơi dân gian.
  • Tranh, tượng thể hiện trò chơi dân gian.
  • Một số cách tổ chức và quy định trong trò chơi dân gian.
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa Mĩ thuật 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 02 tiết/90 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động    

(5 phút)

(4) (7) (8)

Chiếu hình ảnh, video clip về các trò chơi dân gian.

Nêu vấn đề/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Quan sát

(10 phút)

(1) (4) (6) (7)

 Quan sát, tìm hiểu động tác trong một số trò chơi dân gian được minh họa ở SGK trang 39.

Giải quyết vấn đề/ Đặt câu hỏi

 

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

 

Hoạt động 3: Thể hiện

(30 phút)

(2) (5) (7) (8)

- Tham khảo các bước thực hiện một bức tranh về chủ đề SGK trang 40.

- Vẽ bức tranh về trò chơi dân gian.

Học tập theo góc/ Giao nhiệm vụ

Kiểm tra thực hành, đánh giá quan sản phẩm học tập/ Câu hỏi, rubric

Hoạt động 4: Thảo luận

 (25 phút)

(3) (4) (6)

HS quan sát các sản phẩm  mĩ thuật của nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Dạy học nhóm/ Đặt câu hỏi

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 5:

Vận dụng

(20 phút)

(4) (6)

Tìm hiểu về biểu hiện nguyên lí cân bằng được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật SGK trang 41.

Giải quyết vấn đề/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (7), (8).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV chiếu hình ảnh, video clip về các trò chơi dân gian và yêu cầu HS lời câu hỏi:

+ Những hình ảnh trong các video nói về các trò chơi dân gian nào ?

+ Nêu một số hiểu biết của em về trò chơi dân gian mà em yêu thích.

- HS trả lời:

Một số trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ, chi chi chành chành, ô ăn quan, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, kéo cưa lửa xẻ, nu na nu nống, nhảy dây, tập tầm vông,...

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt: Nếu biết cách khai thác các hình ảnh trò chơi dân gian vào sản phẩm mĩ thuật, chúng ta sẽ tạo ra được những bức tranh về hình ảnh trò chơi dân gian vô cùng độc đáo, thể hiện được sự trân trọng di sản văn hóa trò chơi dân gian của dân tộc. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 9: Sáng tạo mĩ thuật với trò chơi dân gian.

  1. Phương án đánh giá:

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Quan sát được các tranh ảnh, video clip về các trò chơi dân gian.

 

 

Nêu được một số hiểu biết của em về trò chơi dân gian mà em yêu thích.

 

 

Hoạt động 2: Quan sát (10 phút)

  1. Mục tiêu: (1), (4), (6), (7).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của HS về trò chơi dân gian đã được chơi.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát một số phác thảo dáng người tham gia trò chơi dân gian trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39 và đặt câu hỏi: Em đã chơi trò chơi dân gian nào có trong SGK?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39: Em đã biết những trò

chơi dân gian nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

1. Quan sát

+ Có rất nhiều dáng người thể hiện về hoạt động trò chơi dân gian như ngồi, đứng choãi chân đẩy gậy hoặc kéo co, nhảy sạp....

+ Khi thể hiện dáng người, cần chú ý đến động tác, mối tương quan tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sao cho hài hoà, thuận mắt.

+ Để thể hiện được đặc điểm trò chơi dân gian, cần chú ý đến động tác, biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi.

 

  1. Phương án đánh giá:

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được các trò chơi dân gian trong sgk

 

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu các trò chơi dân gian trong sgk

 

 

 

(0 điểm)

Nêu được các trò chơi dân gian trong sgk nhưng chưa đầy đủ

 

(2,0 điểm)

Nêu được các trò chơi dân gian trong sgk nhưng trình bày chưa mạch lạc

 

(2.5 điểm)

Nêu được các trò chơi dân gian trong sgk và trình bày rõ ràng

 

(4 điểm)

2

Nêu được cách chơi trò các trò chơi dân gian

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu cách chơi trò các trò chơi dân gian

 

 

 

 (0 điểm)

Nêu được cách chơi trò các trò chơi dân gian nhưng chưa đầy đủ

 

(2 điểm)

Nêu được cách chơi trò các trò chơi dân gian nhưng chưa trình bày rõ ràng

 

 (3 điểm)

Nêu được cách chơi trò các trò chơi dân gian

và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(4 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của HS

 

 

(2 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

 

(0 điểm)

HS còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (1 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

 

(2 điểm)

Hoạt động 3: Thể hiện (30 phút)

  1. Mục tiêu: (2), (5), (7), (8).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần thực hành vẽ tranh về trò chơi dân gian của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát các bước thực hiện bức tranh có hình ảnh trò chơi dân gian múa lân ở SGK Mĩ thuật 6, trang 40.

- Sau khi cùng nhau xem ảnh, clip về trò chơi dân gian, cách thể hiện trò chơi trong tranh dân gian, GV cho HS lựa chọn một trò chơi dân gian mà mình yêu thích để thực hiện SPMT; bằng các hình thức như: vẽ; xé, dán hoặc nặn dáng đơn, dáng đôi,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện

- Sản phẩm mĩ thuật của HS.

 

- Các bước thực hiện một bức tranh về trò chơi dân gian :

+ Phác hình có thể hiện ý tưởng, có hình chính, hình phụ.

+ Vẽ màu vào bức tranh

+ Vẽ nét trang trí và hoàn thiện.

  1. Phương án đánh giá:

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được các bước thực hiện một bức tranh về trò chơi dân gian

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được các bước thực hiện một bức tranh về trò chơi dân gian

 

 

(0 điểm)

Nêu được các bước thực hiện một bức tranh về trò chơi dân gian nhưng chưa đầy đủ

 

(2,0 điểm)

Nêu được các bước thực hiện một bức tranh về trò chơi dân gian nhưng trình bày chưa mạch lạc

 

(2.5 điểm)

Nêu được các bước thực hiện một bức tranh về trò chơi dân gian và trình bày rõ ràng

 

(4 điểm)

2

Thể hiện được sản phẩm mĩ thuật

 

 

 

(4 điểm)

Không thể hiện được sản phẩm mĩ thuật

 

 

 (0 điểm)

Thể hiện được sản phẩm mĩ thuật nhưng chưa đầy đủ

 

 

(2 điểm)

Thể hiện được sản phẩm mĩ thuật nhưng chưa hoàn thiện

 

 (3 điểm)

Thể hiện sản phẩm mĩ thuật đầy đủ và hoàn thiện

 

(4 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của HS

 

 

(2 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

 

(0 điểm)

HS còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (1 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

 

(2 điểm)

Hoạt động 4: Thảo luận (25 phút)

  1. Mục tiêu: (3), (4), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần phân tích, cảm nhận của HS về sản phẩm mĩ thuật của các bạn trong lớp.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Căn cứ vào những bài thực hành của HS ở hoạt động 2, GV cho HS thực hiện phần thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41.

+ Sản phẩm của bạn thể hiện trò chơi dân gian nào?

+ Bạn đã sử dụng hình thức thể hiện nào trong SPMT?

+ Bạn thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi đại diện HS của các nhóm  đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Thảo luận

- HS thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện

 

 

  1. Phương án đánh giá:

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể
  2. Có thể hoàn thành một số ít

3.Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

1

Sản phẩm của bạn thể hiện trò chơi dân gian nào?

 

 

 

2

Bạn đã sử dụng hình thức thể hiện nào trong SPMT?

 

 

 

3

Bạn thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

 

 

 

Hoạt động 5: Vận dụng (20 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của HS về nguyên lí cân bằng được thể hiện trong tác phẩm khắc gỗ Bác Hồ với thiếu nhi.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Hoạt động này giúp cho HS vận dụng kiến thức đã học vào thưởng thức mĩ thuật có hiệu quả, ở bài này HS chỉ ra được nguyên lí cân bằng trong tác phẩm Bác Hồ với thiếu nhi trong SGK Mi thuật 6, trang 41.

+ GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41, để tìm hiểu nguyên lí cân bằng trong mĩ thuật biểu hiện qua các yếu tố tạo hình như màu, hình, đậm nhạt,...

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :

+ Về bố cục: Tác giả vẽ hình ảnh Bác Hồ ở giữa trung tâm của bức tranh. Hình ảnh các cháu thiếu nhi được sắp xếp cân đối xung quanh.

+ Về màu sắc: Tác giả sắp xếp cân đối các mảng màu ghi, trắng, tím, xanh đậm, hồng,...gần như đối xứng và nối tiếp thành bố cục tròn xoay quanh mảng màu vàng ở trọng tâm bức tranh.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học

  1. Phương án đánh giá:

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể
  2. Có thể hoàn thành một số ít
  3. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

1

Chỉ ra được nguyên lí cân bằng trong tác phẩm Bác Hồ với thiếu nhi

 

 

 

2

Nguyên lí cân bằng trong mĩ thuật biểu hiện qua các yếu tố tạo hình như màu, hình, đậm nhạt,...

 

 

 

 

Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án Mĩ thuật 6 sách chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức theo Module 3, Giáo án mĩ thuật 6 KNTT Module 3, giáo án Mĩ thuật 6 giáo án theo module 3 Kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Mĩ thuật THCS

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay