Giáo án powerpoint dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời Bài 10: Thực hành tiếng Việt
Tải giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 10: Thực hành tiếng Việt. Giáo án điện tử thiết kế hiện đại, đẹp mắt, nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú. Tài liệu tài về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống theo dõi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NÀY!
KHỞI ĐỘNG
Quan sát những bức ảnh dưới đây và tìm những từ với nhiều sắc thái khác nhau được gợi ra từ những bức ảnh đó
ÔN TẬP BÀI 10: CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Hiểu biết chung về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định
Dựa vào kiến thức đã học về sắc thái nghĩa của từ, trả lời câu hỏi:
Sắc thái nghĩa của từ là gì?
Cho ví dụ minh họa.
- Khái niệm
Sắc thái nghĩa là phần ý nghĩa bổ sung (ý nghĩa biểu cảm) bên cạnh phần nghĩa cơ bản của từ ngữ.
Sắc thái nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận định,… của người nói, người viết chẳng hạn như sắc thái trang trọng, thân mật, coi khinh…
- Ví dụ
Những từ phụ nữ, nông dân, hi sinh tạo cảm giác trang trọng, nghiêm trang hơn những từ đàn bà, dân cày, chết…
Dùng những từ sinh, phế, phúng, tặng, tẩy… thay cho: đẻ, bỏ, viếng, cho, rửa…
Trong câu:
Các em quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
=> Không dùng từ sống mà dùng từ sinh, không dùng từ chết mà dùng từ tử để tăng sắc thái trang trọng, nghiêm trang.
- Nhắc lại kiến thức bài học
Câu 1
Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:
- Ngắn và cụt lủn
- Cao và lêu nghêu
- Lên tiếng và cao giọng
- Chậm rãi và chậm chạp
Câu 2
Những từ Hán Việt như độc lập, dân chủ, công hàm, lãnh sự, đồng quy, kháng chiến…có thể thay bằng từ thuần Việt được không? Vì sao?
Câu 3
Đọc bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và trả lời câu hỏi dưới đây:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Theo em, tại sao Nguyễn Khuyến không dùng từ Hán Việt trong bài “Thu điếu” mà chỉ dùng từ thuần Việt?
* Phân biệt sắc thái nghĩa của từ
- Ngắn chỉ tính chất trung tính nhưng cụt lủn có sắc thái châm biếm.
- Cao chỉ mang sắc thái trung tính còn lêu ngêu mang sắc thái nghĩa chê bai.
- Lên tiếng chỉ mang sắc thái trung tính còn cao giọng mang sắc thái mỉa mai.
- Chậm rãi chỉ mang sắc thái tích cực còn chậm chạp mang sắc thái tiêu cực.
* Những từ Hán Việt như độc lập, dân chủ, công hàm, lãnh sự, đồng quy, kháng chiến…không nên thay bằng từ thuần Việt bởi đây là những thuật ngữ khoa học có ý nghĩa khái quát cao mà từ thuần Việt không có hoặc không có nghĩa tương đương, dùng từ thuần Việt có thể bị dài dòng.
* Bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến chỉ dùng từ thuần Việt mà không dùng từ Hán Việt vì từ Hán Việt có tính chất trừu tượng, tĩnh gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im lìm, tĩnh tại. Còn từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại. Nguyễn Khuyến dùng toàn từ thuần Việt để gợi về mùa thu có thực, về nông thôn bình dị, đẹp nên thơ và rất đỗi thân yêu của làng quê Việt Nam. Ông không dùng từ Hán Việt vì nếu dùng thì cảm giác thân quen, gần gũi rất có thể sẽ bị mất đi. Và ở đây, chính các từ thuần Việt đã tạo nên âm hưởng, tạo nên cảm giác thân quen ấy.
- Tổng kết
Em hãy rút ra những lưu ý về sắc thái nghĩa của từ.
Lưu ý về sắc thái nghĩa của từ:
Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần phải quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ.
Nếu không lựa chọn từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp, chúng ta sẽ không thể diễn tả chính xác thái độ, tình cảm, nhận định…của mình đối với sự việc được đề cập trong câu hoặc đối với người nghe,, người đọc.
LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Chỉ ra từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau.
Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác – Lênin thế giới Người hiền.
Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.
- đi – theo tổ tiên – trường sinh.
- đi – lên đường – nhẹ cánh bay.
- đi – theo tổ tiên – nhẹ cánh bay.
- đi – lên đường – trường sinh.
Câu 2: Từ nào sau đây mang sắc thái nghĩa chỉ sự kính trọng, người gửi thường có vai vế thấp hơn người nhận?
...
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
THÔNG TIN GIÁO ÁN DẠY THÊM:
- Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
- Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây