Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 10 Thực hành Tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

BÀI 10: CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(8 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là sắc thái nghĩa của từ ngữ?

Trả lời:

- Sắc thái nghĩa là phần ý nghĩa bổ sung (ý nghĩa biểu cảm) bên cạnh phần nghĩa cơ bản của từ ngữ. Sắc thái nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận định,… của người nói, người viết, chẳng hạn như sắc thái trang trọng, thân mật, coi khinh,…

Ví dụ: Mặc dù cùng có chung ý nghĩa cơ bản (đều dùng để chỉ người) nhưng hai từ vị (vị đại biểu, vị khách,…) và tên (tên cướp, tên trộm,…) lại có sắc thái nghĩa rất khác nhau. Nếu vị thể hiện thái độ kính trọng thì tên lại tỏ thái độ coi khinh. 

 

Câu 2: Khi lựa chọn từ ngữ, cần quan tâm đến những vấn đề gì?

Trả lời:

- Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần phải quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ. Bởi vì nếu không lựa chọn được từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp, chúng ta sẽ không thể diễn tả chính xác thái độ, tình cảm, nhận định,… của mình đối với sự việc được đề cập trong câu hoặc đối với người nghe, người đọc.

 

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: Có thể thay từ “bác” bằng từ “bạn” trong câu thơ sau không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, không thể thay từ “bác” bằng từ “bạn” trong câu thơ, vì tuy “bạn” và “bác” đều tỏ ý chỉ người bạn đều chơi nhà, nhưng từ “bác” sẽ mang sắc thái thân thiết, gần gũi hơn (như cách xưng hô với người thân trong gia đình). Nếu sử dụng từ “bạn” sẽ làm mất đi sắc thái nghĩa của câu thơ mà tác giả muốn truyền tải.

 

Câu 2: Cho câu thơ sau: Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,

(Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)

Theo em, có thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, không thể thay từ “ngang” thành từ “lên” vì sẽ làm mất đi sắc thái chế giễu, cợt nhả của tác giả với đền Thái thú. Từ “ngang” ý chỉ nhìn thoáng qua, cái nhìn bằng nửa con mắt, trong khi đó từ “lên” lại thể hiện cái nhìn rõ ràng, phải ngước lên mới nhìn được.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong trường hợp sau:

  1. Có lúc vểnh râuvai phụ lão

   Cũng khi lên mặt dáng văn thân 

(Trần Tế Xương, Tự trào I)

  1. Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,

    Này của Xuân Hương đã quệt rồi.

(Hồ Xuân Hương, Mời trầu)

  1. Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

    Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

(Nguyễn Khuyến, Tiến sĩ giấy)

Trả lời:

  1. Vểnh râu và lên mặt: Thể hiện sắc thái kiêu ngạo, thách thức.
  2. Quệt: Quệt vốn dĩ được hiểu là chạm vào, va vào nhưng Quệt trong câu thơ trên lại thể hiện tâm tư của Hồ Xuân Hương. Người sở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Miếng trầu ấy mới quệt xong, nó vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng trầu bình thường, có chăng thì miếng trầu ấy đã được Xuân Hương quệt qua. Ẩn sau trong miếng trầu ấy là nỗi lòng của người nữ sĩ, chất chứa biết bao nhiêu tâm sự về hạnh phúc lứa đôi. Hành động “quệt” còn thể hiện cá tính của nhà thơ, khẳng định chủ quyền mạnh mẽ, dứt khoát trong việc tìm kiếm hạnh phúc.
  3. Bảnh choẹ: Thể hiện sự có vẻ oai vệ, tự đắc.

 

Câu 2: Thay thế từ “cheo leo” trong câu thơ sau bằng một hoặc một số từ có nghĩa tương tự. Từ đó, chỉ ra cái hay trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.

Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.

(Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)

Trả lời:

- Có thể thay thế từ “cheo leo” thành từ “chông chênh”.

- Cái hay trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương: Sử dụng từ “cheo leo” để diễn tả chính xác sự chông chênh, không có sự chắc chắn, vững vàng của ngôi đền.

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:

Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?

Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.

(Trần Tế Xương, Tự trào I)

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là điệp từ “lâu”.

- Tác dụng: Nhằm mục đích nhấn mạnh, khẳng định, làm nổi bật vấn đề, ý nghĩa muốn truyền tải mong muốn được chứng kiến “cuộc chuyển vần” của tác giả.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu dưới đây: 

- Bố em cho em hai quyển vở.

- Mẹ em biếu bà em 1 hộp sữa.

- Em tặng bạn bông hoa sen.

  1. a) Em hãy cho biết sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa giữa các từ được in đậm.
  2. b) Từ đó, em hãy viết một đoạn đối thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng các từ được in đậm trên. 

Trả lời:

a)

- Cho: Mang sắc thái bình thường, gần gũi, chỉ thái độ của người cao tuổi hơn đối với người thấp tuổi.

- Biếu: Mang sắc thái kính trọng, chỉ thái độ của người ít tuổi hơn đối với người cao tuổi.

- Tặng: Mang sắc thái thể hiện sự ân cần, mong muốn thể hiện tấm lòng mình với người được nhận (không phân biệt vai vế, tuổi tác).

b)

Mẹ (gọi tôi): Con ơi, mẹ có cái này muốn cho con này.

Tôi (chạy lại chỗ mẹ): Con đây ạ!

Mẹ: Con thấy cái cặp sách này có đẹp không?

Tôi (vui mừng): Mẹ tặng con ạ? Con cảm ơn mẹ ạ.

Mẹ (xoa đầu tôi, đùa): Không tặng cô, chả nhẽ tôi biếu cô à?

Tôi: Mẹ lại trêu con rồi…

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 10 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay