Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Cánh diều
Giáo án Ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn bộ sách Cánh diều bao gồm rất nhiều kiến thức cho giáo viên dạy thêm hè cho học sinh mới học xong lớp 8. Việc ôn tập sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức đã học chuẩn bị cho năm học mới đạt kết quả cao. Giáo án file word và tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ








Phần trình bày nội dung giáo án
ÔN TẬP HÈ LỚP 8 LÊN LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN CÁNH DIỀU
PHẦN I: ÔN TẬP KIẾN THỨC LỚP 8 – SÁCH CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 1: THƠ (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ - THƠ ĐƯỜNG LUẬT)
- Nắng mới
- Nếu mai em về Chiêm Hóa
- Đường về quê mẹ
- Mời trầu
- Vịnh khoa Thi Hương
- Xa ngắm thác núi Lư
- Cảnh khuya
CHỦ ĐỀ 2: VĂN BẢN THÔNG TIN
- Sao băng
- Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI
- Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại
- “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi
- Bộ phim “Người cha và con gái”
- Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc – giơ”
CHỦ ĐỀ 3: TRUYỆN (TRUYỆN NGẮN – TRUYỆN LỊCH SỬ- TIỂU THUYẾT)
- Tôi đi học
- Gió lạnh đầu mùa
- Người mẹ vườn cau
- Lão Hạc
- Trong mắt trẻ
- Người thầy đầu tiên
- Quang Trung đại phá quân Thanh
- Đánh nhau với cối xay gió
- Bên bờ Thiên Mạc
CHỦ ĐỀ 4: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
- Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”
- Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”
- Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bà thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư)
- Hịch tướng sĩ
- Nước Đại Việt ta
- Chiếu dời đô
- Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ
CHỦ ĐỀ 5: TRUYỆN CƯỜI – HÀI KỊCH
- Đổi tên cho xã
- Cái kính
- Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục
- Thi nói khoác
CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – ÔN TẬP VỀ TỪ
- Từ láy
- Từ tượng thanh
- Từ tượng hình
- Biệt ngữ xã hội
- Từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ
- Trợ từ
- Thán từ
- Từ địa phương, từ toàn dân
- Nghĩa của từ: tường minh và hàm ẩn
CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
- Đảo ngữ
- Câu hỏi tu từ
- Hoán dụ
- Câu hỏi tu từ
CHỦ ĐỀ 7: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – CÂU
- Thành phần biệt lập trong câu (gọi – đáp, tình thái, phụ chú, cảm thán)
- Câu kể
- Câu hỏi
- Câu cầu khiến
- Câu khẳng định
- Câu phủ định
CHỦ ĐỀ 8: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – ĐOẠN VĂN
- Diễn dịch
- Quy nạp
- Phối hợp
- Song song
PHẦN II. GIỚI THIỆU KIẾN THỨC LỚP 9
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VĂN 9
- Lời nói đầu
- Cấu trúc của sách
CHỦ ĐỀ 2: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
- Sông núi nước Nam
- Khóc Dương Khuê
- Thực hành tiếng Việt: một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
- Phò giá về kinh.
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
- Viết: Phân tích một tác phẩm thơ
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: TRUYỆN NGẮN – TRUYỆN LỊCH SỬ - TIỂU THUYẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
-
Ôn tập những kiến thức về truyện ngắn, truyện lịch sử, tiểu thuyết cũng như hệ thống lại kiến thức các văn bản trong chủ đề.
-
Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại truyện ngắn, truyện lịch sử, tiểu thuyết xác định được bố cục, ngôi kể đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các văn bản.
-
Củng cố, khắc sâu kiến thức thông qua các bài tập vận dụng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
-
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về truyện ngắn, truyện lịch sử và tiểu thuyết.
-
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
-
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
-
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện ngắn, truyện lịch sử và tiểu thuyết.
-
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về tác phẩm.
-
Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
-
Năng lực đọc hiểu một truyện ngắn, truyện lịch, tiểu thuyết sử theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật cũng như sáng tạo độc đáo của nhà văn.
3. Phẩm chất
-
Trân trọng tất cả mọi người đồng thời có thêm niềm tự hào về lịch sử dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
-
Giáo án;
-
Phiếu bài tập;
-
Tranh ảnh về truyện ngắn, tiểu thuyết cùng các văn bản đã học;
-
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
-
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-
SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
-
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV tạo sự hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV mời HS đứng dậy trả lời câu hỏi nhằm khơi gợi kiến thức ngữ văn 8.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
-
GV đặt câu hỏi: Trong chương trình ngữ văn 8 em đã học những truyện ngắn, truyện lịch sử hay tiểu thuyết nào? Hãy kể tên các văn bản đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-
GV gợi ý: Trong chương trình ngữ văn 8 em đã học một số các văn bản truyện ngắn, truyện lịch sử bao gồm có: Tôi đi học, Lão Hạc, Người thầy đầu tiên, Người mẹ vườn cau, Đánh nhau với cối xay gió, Quang Trung đại phá quân Thanh,….
-
GV dẫn dắt vào bài: Trong chương trình ngữ văn lớp 8 các em đã tìm hiểu rất nhiều các tác phẩm truyện ngắn, truyện lịch sử... Và bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau hệ thống lại tất cả các kiến thức và văn bản liên quan đến bài học này.
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGẮN – TRUYỆN LỊCH SỬ - TIỂU THUYẾT
-
Mục tiêu:
+ HS có thể hệ thống lại được những nét chính về truyện ngắn, truyện lịch sử, tiểu thuyết và hệ thống lại kiến thức các văn bản đã học.
-
Nội dung: Nhắc lại kiến thức liên quan đến truyện ngắn, truyện lịch sử, tiểu thuyết và các văn bản đã học.
-
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
-
Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS chia thành 3 nhóm hoàn thành các phiếu học tập sau đây: + Nhóm 1: HS nhắc lại kiến thức chính liên quan đến truyện ngắn, truyện lịch sử và tiểu thuyết?
+ Nhóm 2+3: Khái quát lại nội dung chính của các văn bản đã học? (Tôi đi học, Gió lạnh đầu mùa, Người mẹ vườn cau, Lão Hạc, Trong mắt trẻ, Người thầy đầu tiên, Quang Trung đại phá quân Thanh, Đánh nhau với cối xay gió, Bên bờ Thiên Mạc).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
|
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TRÌNH BÀY NỘI DUNG THẢO LUẬN CÁC NHÓM
STT |
Tiêu chí |
Có hoặc không |
1 |
Thể hiện được đúng đủ nội dung. |
|
2 |
Cách thức thể hiện và nội dung hài hòa để lại ấn tượng sâu sắc với các bạn. |
|
3 |
Trình bày đúng, không sai lỗi chính tả. |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về truyện ngắn, truyện lịch sử và tiểu thuyết và các văn bản trong chủ đề.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu bài tập.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THCS:…………… Lớp:……………………….. Họ và tên:…………………. PHIẾU BÀI TẬP ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGẮN, TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT Câu 1: Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng? A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả. B. Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con. C. Để lấy tiền gửi cho con. D. Vì lão không muốn nuôi con chó nữa. Câu 2: Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì? A. Vì muốn làm giàu. B. Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ. C. Vì không lấy được người mình yêu. D. Vì nghèo túng quá. Câu 3: Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng? A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả. B. Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con. C. Để lấy tiền gửi cho con. D. Vì lão không muốn nuôi con chó nữa. Câu 4: Cuộc chiến của vua Quang Trung trước giặc nào của Trung Quốc? A. Giặc Thanh. B. Giặc Minh. C. Giặc Ngô. D. Giặc Hán. Câu 5: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì? A. Sự bênh vực. B. Sự tiếc nuối. C. Sự căm phẫn. D. Lòng thương cảm. Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Người thầy đầu tiên là phương thức nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 7: Truyện Người thầy đầu tiên lấy bối cảnh như thế nào? A. Bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX. B. Bối cảnh ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na. C. Bối cảnh ở khu nhà trọ thuộc Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. D. Bối cảnh xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Câu 8: Truyện Người thầy đầu tiên thuộc thể loại gì? A. Tiểu thuyết. B. Truyện dài. C. Truyện ngắn. D. Thơ. Câu 9: Văn bản “Tôi đi học” có chủ đề gì? A. Kỷ niệm sâu sắc về tuổi học trò của tác giả. B. Ý nghĩa và vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. C. Dòng cảm nghĩ thiết tha sâu lắng của tác giả khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học. D. Tâm trạng hồi hộp của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên. Câu 10: Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào? A. Ngoại hình. B. Tâm trạng. C. Cử chỉ. D. Lời nói. Câu 11: Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì? A. Sự âu yếm của mẹ hiền. B. Sự săn sóc của mẹ hiền. C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ. D. Tình thương con bao la của mẹ hiền. Câu 12: Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam ca ngợi điều gì? A. Ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn. B. Ca ngợi sự hiếu thảo của người con. C. Ca ngợi tình cảm anh em trong gia đình. D. Tình yêu thương vô điều kiện của mẹ đối với con. Câu 13: Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa? A. Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn. B. Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn. C. Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau. D. Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm. Câu 14: Đâu là nhận xét đúng về Sơn trong Gió lạnh đầu mùa? A. Nhõng nhẽo, hay giận hờn. B. Hòa đồng, biết thương người. C. Thông minh, nhanh nhẹn. D. Siêng năng, chịu khó. Câu 15: Đâu là giọng điệu chủ đạo của văn bản Đánh nhau với cối xay gió? A. Hào hùng, khỏe khoắn. B. Hài hước, phê phán. C. Lạc quan, yêu đời. D. Trầm lắng, suy tư. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. B |
2. B |
3. B |
4. A |
5. B |
6. A |
7. A |
8. C |
9. C |
10. B |
11. C |
12. A |
13. D |
14. B |
15. B |
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo chủ đề
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:
Câu 1: Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc có sự thay đổi như thế nào trong truyện ngắn “Lão Hạc”?
Câu 2: Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu thế nào về cuộc đời, số phận của người nông dân trong xã hội cũ?
Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Câu 4: Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
Câu 5: Trình bày đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Tôi đi học?
Câu 6: Em hãy nêu những chi tiết về hành động của Quang Trung thể hiện ông là người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
- Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” là một sự phát triển, càng ngày càng trân trọng cảm thông sâu sắc, theo sự việc xảy ra:
* Ban đầu: Nghe chuyện của lão với thái độ thờ ơ, dửng dưng so sánh với việc lão quý con chó, không thể nào bằng mình quý những quyển sách được. Đó cũng là sự hiển nhiên.
* Sau đó: Khi nghe câu chuyện của lão, ông giáo đã thốt lên: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây”.
* Khi thấy lão Hạc khóc: “Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước”. Nhân vật “tôi” đã động viên an ủi chia sẻ với lão những buồn đau, ngấm ngầm giúp đỡ lão những ngày túng thiếu.
* Khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc: Nhân vật “tôi” đã vô cùng cảm động, hứa trước vong linh lão làm tròn những điều mà lão gửi gắm để lão yên tâm nhắm mắt ra đi.
→ Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, yêu thương.
Câu 2:
- Cuộc đời của những người nông dân trong xã hội cũ:
* Lão Hạc, chị Dậu đều là những người nông dân cực khổ, nghèo túng, bất hạnh
* Họ bị xã hội đè nén, áp bức, rơi vào tình trạng khốn khó, cùng cực
- Tính cách
* Họ đều là những người nông dân hiền lành, lương thiện.
* Thương yêu chồng con, hết mực giàu sức hi sinh.
* Trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng cố gắng giữ mình được trong sạch.
Câu 3:
- Diễn biến tâm trạng của Sơn: Sơn khi chợt nhận ra là nhà cái Hiên rất nghèo thì “động lòng thương”, lại nhớ đến em mình. Sơn sau đó đã cho Hiên cái áo bông cũ của em Duyên, điều đó khiến Sơn “trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. Tuy vậy, sau khi về nhà ăn cơm thì Sơn được vú già nói cho chuyện của con Sinh, Sơn liền cảm thấy lo sợ và cùng chị chạy đi tìm Hiên khắp nơi để đòi lại áo vì chưa xin phép mẹ.
=> Có thể thấy đây là hành động và diễn biến tâm trạng thông thường của một đứa trẻ có lòng thương người nhưng suy nghĩ có phần ngây thơ.
- Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Hãy trả lời câu hỏi này theo cảm nhận của em.
Ví dụ: Chi tiết làm em chú ý và xúc động nhất là chi tiết “cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng Hiên, đừa nghịch ở vườn nhà”. Chi tiết cho thấy Sơn luôn buồn, nhung nhớ và thương cảm với người em gái xấu số của mình, đồng thời cũng chỉ ra Sơn biết quan tâm đến mọi người. Chuyện Duyên chơi với Hiên ngày trước khiến cho ta cảm thấy dường như Sơn lúc này nhìn thấy Hiên như thấy em mình, thương Hiên cũng như thương em mình.
Câu 4:
Qua đoạn hội thoại, ta thấy:
- Mẹ Hiên: Khôn khéo, biết cách xử trí tình huống: khi mẹ Sơn thấy chị em Sơn về và nghiêm nghị hỏi chuyện cái áo thì mẹ Hiên đã nói đỡ cho hai chị em ngay, tránh làm họ khó xử: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây lại trả mợ”. Nói xong mẹ Hiên cũng xin phép về luôn. => Mẹ Hiên tuy nghèo nhưng có lòng tự trọng, không vì tham lam mà để mọi chuyện trở nên gay gắt với tất cả. Mẹ Hiên cũng là một người hiểu chuyện.
- Mẹ Sơn: Vừa có sự nghiêm khắc nhất định, vừa có lòng thương người. Mẹ Sơn cũng vừa có ý quở trách, muốn cho hai chị em một bài học nhưng cũng thấy vui với tấm lòng đáng quý của các con.
=> Hai người mẹ biết cách xử lý vấn đề theo cách ôn hoà, không khiến cho vấn đề trở nên to tát, nghiêm trọng.
=> Mẹ Sơn không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông vì hai chị em chưa xin phép mẹ mà đã tự quyết định.
Câu 5:
+ Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế sâu sắc
+ Bố cục của truyện được viết theo dòng hồi tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình theo dòng thời gian của buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.
+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm tinh tế.
+ Giọng điệu trữ tình trong sáng, êm dịu, tha thiết.
+ Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên bởi tình huống truyện và tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ và hình ảnh thiên nhiên, khung cảnh ngôi trường và cách so sánh gợi hình, gợi cảm.
Câu 6:
-
Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán: Trong toàn bộ đoạn trích, Nguyễn Huệ là một người luôn hành động mạnh mẽ, xông xáo, nhanh gọn và có mục đích rất quyết đoán.
- Nghe tin giặc đã chiếm Thăng Long, mất cả một vùng đất rộng lớn, ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”
- Chỉ trong khoảng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được rất nhiều việc lớn:
+ Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế.
+ Đốc suất đại binh ra Bắc.
+ Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn.
+ Tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, truyền lời dụ đến quân lính, định ra kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này.
+ Mở tiếc khao quân, sau đó có năm đạo quân lên đường tiến quân ra Bắc.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS sẽ:
+ Củng cố, mở rộng kiến thức đã học về truyện ngắn, truyện lịch sử và tiểu thuyết và các văn bản trong chủ đề.
+ Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn ngắn.
b. Nội dung:GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng.
c. Sản phẩm:Phần trả lời và bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Viết 1 đoạn văn từ 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
Câu 2: Ghi lại những cảm xúc của em trong ngày đầu tiên đến trường?
Bước 2:HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
-
HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập vào vở.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Gợi ý:
Câu 1:
Tinh thần yêu nước là một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta nó lan tỏa trong rất nhiều thế hệ. Yêu nước là yêu những thứ nhỏ nhất, yêu từ con đường mình đến trường mỗi ngày, yêu cánh đồng lúa, yêu lớp, yêu trường…. Xét cho cùng thì tinh thần yêu nước xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu. Đối với bản thân em, em luôn cố gắng chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức để sớm trở thành công dân có ích cho đất nước.
Câu 2:
-
Mở bài
+ Dẫn dắt vào đề tài văn tự sự: kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
-
Thân bài
a. Kỉ niệm của em trước khi bước vào buổi học đầu tiên
+ Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.
+ Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.
b. Kỉ niệm của em trên đường đến trường:
+ Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.
+ Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.
+ Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.
+ Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.
+ Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.
+ Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.
+ Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.
+ Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.
+ Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học
c. Kỉ niệm của em khi em vào sân trường:
+ Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.
+Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.
+ Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.
+ Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.
+ Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.
+ Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.
+ Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.
+ Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.
+ Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.
d. Kỉ niệm của em khi vào lớp học:
+ Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin...).
+ Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ…
+ Quan sát khung cảnh lớp học: Các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.
C. Kết bài
+ Kỉ niệm về buổi đầu đi học sẽ là kí ức đáng nhớ nhất trong mỗi tuổi thơ chúng ta. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học: Các nội dung liên quan đến chủ đề 3 Truyện ngắn, truyện lịch sử, tiểu thuyết.
- Hoàn chỉnh các bài tập phần Luyện tập, Vận dụng (nếu chưa xong).
- Ôn tập chủ đề 4 văn bản nghị luận.

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn cánh diều, giáo án hè ngữ văn 8 lên 9 cánh diều, giáo án ôn tập hè văn 8 lên 9 Cánh diều