Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án Ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn bộ sách Kết nối tri thức bao gồm rất nhiều kiến thức cho giáo viên dạy thêm hè cho học sinh mới học xong lớp 8. Việc ôn tập sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức đã học chuẩn bị cho năm học mới đạt kết quả cao. Giáo án file word và tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ








Phần trình bày nội dung giáo án
ÔN TẬP HÈ LỚP 8 LÊN LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
PHẦN I: ÔN TẬP KIẾN THỨC LỚP 8 – SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
CHỦ ĐỀ 1: THƠ
- Thu điếu
- Thiên trường vãn vọng
- Nam quốc sơn hà
- Ta đi tới
- Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Lai Tân
- Bếp lửa
- Chùm ca dao trào phúng
- Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Đồng chí
- Lá đỏ
CHỦ ĐỀ 2: VĂN BẢN THÔNG TIN
- Miền Châu Thổ Sông Cửu Long cần chuyển từ sống chung sang chào đón lũ
- Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Chóng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta
- Ca Huế trên sông Hương
- Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể
CHỦ ĐỀ 3: TRUYỆN LỊCH SỬ - TRUYỆN NGẮN - TRUYỆN CƯỜI – KỊCH
- Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Quang Trung đại phá quân Thanh
- Mắt sói
- Lặng lẽ Sa Pa
- Những ngôi sao xa xôi
- Trưởng giả học làm sang
CHỦ ĐỀ 4: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
- Hịch tướng sĩ
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Một số giọng điệu tiếng cười trong thơ trào phúng
- Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
- Đọc văn cuộc chơi và ý nghĩa
CHỦ ĐỀ 5: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – ÔN TẬP VỀ TỪ
- Từ láy
- Từ tượng thanh
- Từ tượng hình
- Biệt ngữ xã hội
- Từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ
- Trợ từ
- Thán từ
- Từ địa phương, từ toàn dân
- Nghĩa của từ: tường minh và hàm ẩn
- Từ đồng nghĩa
CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
- Đảo ngữ
- Câu hỏi tu từ
CHỦ ĐỀ 7: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – CÂU
- Thành phần biệt lập trong câu (gọi – đáp, tình thái, phụ chú, cảm thán)
- Câu kể
- Câu hỏi
- Câu cầu khiến
- Câu khẳng định
- Câu phủ định
CHỦ ĐỀ 8: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – ĐOẠN VĂN
- Diễn dịch
- Quy nạp
- Phối hợp
- Song song
PHẦN II. GIỚI THIỆU KIẾN THỨC LỚP 9
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VĂN 9
- Lời nói đầu
- Cấu trúc của sách
CHỦ ĐỀ 2: THẾ GIỚI KÌ ẢO
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Thực hành tiếng Việt
- Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt
- Sơn Tinh – Thủy Tinh
- Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: TRUYỆN LỊCH SỬ, TRUYỆN NGĂN, TRUYỆN CƯỜI VÀ HÀI KỊCH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
-
Ôn tập những kiến thức về truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài kịch cũng như hệ thống lại kiến thức các văn bản trong chủ đề.
-
Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài kịch, xác định được bố cục, ngôi kể đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các văn bản.
-
Củng cố, khắc sâu kiến thức thông qua các bài tập vận dụng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
-
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài kịch.
-
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
-
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
-
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài kịch.
-
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về tác phẩm.
-
Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
-
Năng lực đọc hiểu một truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài kịch theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật cũng như sáng tạo độc đáo của nhà văn.
3. Phẩm chất
-
Trân trọng giá trị của hòa bình.
-
Trân trọng những con người sống vì cộng đồng.
-
Phê phán thói sống khoe khoang của một số người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
-
Giáo án;
-
Phiếu bài tập;
-
Tranh ảnh về truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài kịch cùng các văn bản đã học;
-
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
-
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-
SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
-
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV tạo sự hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV trình chiếu các hình ảnh và cho HS đoán đúng tên các tác phẩm được nhắc đến trong bài học hôm nay.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
-
GV đặt câu hỏi: Tìm từ khóa được nhắc đến trong bài học ngày hôm nay?
Hình 1 |
|
Hình 2 |
|
Hình 3 |
|
Hình 4 |
|
Hình 5 |
|
Hình 6 |
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-
GV gợi ý:
Hình |
Đáp án |
1 |
Quang Trung đại phá quân Thanh |
2 |
Mắt sói |
3 |
Lặng lẽ Sa Pa |
4 |
Những ngôi sao xa xôi |
5 |
Lá cờ thêu sáu chữ vàng |
6 |
Trưởng giả học làm sang |
-
GV dẫn dắt vào bài: Phần đáp án của câu hỏi gợi ý trên đây cũng là các tác phẩm mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hãy cùng ôn tập lại chủ đề truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài hàikịch.
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ TRUYỆN LỊCH SỬ, TRUYỆN NGẮN, TRUYỆN CƯỜI VÀ HÀI KỊCH
-
Mục tiêu:
+ HS có thể hệ thống lại được những nét chính về truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài kịch cùng hệ thống lại kiến thức các văn bản đã học.
-
Nội dung: Nhắc lại kiến thức liên quan đến truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài kịch cùng các văn bản đã học.
-
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
-
Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS chia thành 3 nhóm hoàn thành các phiếu học tập sau đây: + Nhóm 1: HS nhắc lại kiến thức chính liên quan đến truyện lịch sử, truyện ngắn, truyện cười và hài kịch?
+ Nhóm 2+3: Khái quát lại nội dung chính của các văn bản đã học? (Lá cờ thêu sáu chữ, Quang Trung đại phá quân Thanh, Mắt sói, Lặng lẽ Sa Pa, Những ngôi sao xa xôi, Trưởng giả học làm sang).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
|
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TRÌNH BÀY NỘI DUNG THẢO LUẬN CÁC NHÓM
STT |
Tiêu chí |
Có hoặc không |
1 |
Thể hiện được đúng đủ nội dung. |
|
2 |
Cách thức thể hiện và nội dung hài hòa để lại ấn tượng sâu sắc với các bạn. |
|
3 |
Trình bày đúng, không sai lỗi chính tả. |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về truyện ngắn, truyện lịch sử, truyện cười và hài lịch cùng các văn bản trong chủ đề.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu bài tập.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THCS:…………… Lớp:……………………….. Họ và tên:…………………. PHIẾU BÀI TẬP ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGẮN, TRUYỆN LỊCH SỬ, TRUYỆN CƯỜI VÀ HÀI KỊCH Câu 1: Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra hội nghị quan trọng như thế nào?
Câu 2: Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?
Câu 3: Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai? A.Tác giả. B.Anh thanh niên. C.Ông họa sĩ già. D.Cô gái. Câu 4: Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì? A.Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. B.Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già. C.Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình. D.Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau. Câu 5: Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?
C.Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên. D.Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa. Cho đoạn văn sau: “Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…” Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận. Câu 7: Điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì? A. Sử dụng các kiểu câu linh hoạt, có giá trị biểu cảm. B. Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. C. Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động. D. Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn. Câu 8: Trong đoạn văn “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…” từ “chao ôi” là thành phần gì? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần gọi- đáp. C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần cảm thán. Câu 9: Trong tác phẩm, nhà văn có gọi tên các vùng đất châu Phi bằng màu sắc. Châu Phi Xám là vùng đất nào?
B. Vùng đất có nhiều cây cao và rậm rạp.
Câu 10: Hoàn cảnh xuất thân của ông Giuốc-đanh là gì? A. Trong một gia đình thượng lưu quí tộc. B. Trong một gia đình thương nhân giàu có. C. Trong một gia đình trí thức. D. Trong một gia đình nông dân. Câu 11: Qua thái độ của ông Giuốc đanh đối với chiếc áo may hoa ngược, em thấy ông ta là người như thế nào? A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc. B. Dốt nát, kém hiểu biết. C. Thích những cái lạ mắt. D. Hài hước và hóm hỉnh. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. A |
2. C |
3. C |
4. A |
5. B |
6. B |
7. C |
8. D |
9. C |
10. B |
11. B |
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo chủ đề
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:
Câu 1: Những kỉ niệm về gia đình, về thành phố luôn xuất hiện ở nhân vật Phương Định, chi tiết này nói lên điều gì?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Họ là những cô gái trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau, nhưng khi đã ở chung chiến trường ta mới nhận thấy hết vẻ đẹp của họ, em có đồng ý không?
Câu 3: Tình huống cơ bản của truyện (Lặng lẽ Sa Pa) là như thế nào? Vai trò của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện.
Câu 4: “Lặng lẽ Sa Pa như một bức chân dung” (Nguyễn Thành Long), em hiểu thế nào về bức chân dung trong truyện ngắn này?
Câu 5: Trong truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
Những kỉ niệm về gia đình, về thành phố luôn xuất hiện ở nhân vật Phương Định, chính những kỉ niệm êm đẹp về gia đình như kỉ niệm về người mẹ trên căn gác nhỏ của Phương Định hay những những kỉ niệm về bạn bè, mái trường,... là hành trang để các anh, các chị mang vào trận chiến. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Câu 2:
Đồng ý, vì tuy phải ở trong hoàn cảnh hiểm nguy có thể hi sinh đến tính mạng, song các cô gái vẫn bất chấp hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng ko làm mất đi nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ. Đó là vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và cũng là vẻ đẹp riêng của người phụ nữ trong công cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.
Câu 3:
- Tình huống cơ bản của truyện "Lặng lẽ Sa Pa" chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông hoạ sĩ và cô kỹ sư lên thăm trong chốt lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên.
- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính được hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của những nhân vật khác, đặc biệt là ông hoạ sĩ già. Chính vì thế nhân vật chính không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái nhìn và cảm xúc của những nhân vật khác, rồi lại tác động đến tình cảm và suy nghĩ của những nhân vật ấy.
Câu 4:
Theo tác giả Nguyễn Thành Long, “nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung”.
Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây phủ cây phong, một mình giữa cái lặng lẽ của Sa Pa. Tác giả gọi tác phẩm của mình là một bức chân dung bởi lẽ: ông chỉ để nhận vật chính (anh thanh niên) xuất hiện trong một cuộc gặp gỡ ngắn (nửa giờ đồng hồ) với ba nhân vật khác (ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ). Cuộc sống, tình cảm, việc làm của anh hiện lên qua lời kể của bác lái xe, qua sự đơn giản, không xung đột, không thắt nút, kịch tinh, cao trao như nhiều truyện ngắn khác, nhẹ nhàng, bàng bạc một chất thơ mà thấm thía, sâu sắc. Qua những nét phác họa, chân dung nhân vật chính nổi bật lên nét đẹp tinh thần, tình cảm và lối sống tiêu biểu cho thanh niên thời đại Hồ Chí Minh.
Câu 5:
Chi tiết: Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đứa trẻ cũng phải biết lo, huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được?
Tác dụng: giúp câu chuyện mang tính lịch sử, ngôn ngữ đời thường giúp người đọc dễ hiểu ra vấn đề hơn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS sẽ:
+ Củng cố, mở rộng kiến thức đã học về truyện ngắn, truyện lịch sử, truyện cười và hài kich cùng các văn bản trong chủ đề.
+ Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn ngắn.
b. Nội dung:GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng.
c. Sản phẩm:Phần trả lời và bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-9 câu phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
Câu 2: Hãy trình bày cảm nhận của em về nhan đề Lặng lẽ Sa Pa?
Câu 3: Viết bài văn ngắn trình bày trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc xây dựng đất nước?
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 2:HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
-
HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập vào vở.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Gợi ý:
Câu 1:
Khi không gặp được vua, Quốc Toản bèn xông vào thuyền đòi gặp vua để yết kiến vua. Vua bèn cho chàng đứng dậy và bảo chàng tuy đã làm trái phép nước, phải trị tội nhưng thấy chàng còn trẻ mà đã biết lo việc nước nên vua đã ban cho chàng một quả cam. Chi tiết ban quả cam cho thấy nhà vua rất tán thưởng hành động này của chàng. Đến chi tiết bóp nát quả cam vì bị vua xem thường là trẻ con vã nghĩ tới quân giặc vẫn đang hoành hành, lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình. Chi tiết này cũng cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, phẩm chất anh hùng của Trần Quốc Toản.
Câu 2:
Tác giả đặt tên cho truyên ngắn của mình là Lặng lẽ Sa Pa hẳn là có dụng ý sâu xa. Từ lặng lẽ vừa gợi hình vừa gợi cảm. Lặng lẽ cả bề ngoài cảnh vật và bên trong công việc của mỗi người ở đây. Lặng lẽ đi với địa danh Sa Pa, người đọc tưởng chừng như câu chuyện nói về một vùng đất yên tĩnh, thơ mộng chỉ hợp với việc đi du lịch, nghỉ ngơi. Nhưng không phải thế, nơi ấy có những con người đang ngày đêm miệt mài, âm thầm, lặng lẽ, say mê với công việc của mình, cống hiến tuổi trẻ cho quê hương, đất nước. Lặng lẽ mà không hề lặng lẽ bởi nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn sôi động trong chính công việc của mỗi người. Nhan đề đã gợi ra ý nghĩa triết lí ấy.
Câu 3:
-
Mở bài
+ Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: Trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước
B. Thân bài
- Định nghĩa về "Tuổi trẻ":
+ Tuổi trẻ là khái niệm dùng để chỉ thế hệ thanh, thiếu niên, những người trẻ tuổi, trẻ lòng.
+ Tuổi trẻ là tương lai của đất nước.
- Vai trò của tuổi trẻ đối với sự phát triển của đất nước:
+ Tuổi trẻ mang trong mình sức trẻ, sức sáng tạo dồi dào, vì vậy đây chính là nguồn lực chính trong quá trình phát triển đất nước.
+ Tuổi trẻ ấp ủ những khát vọng, lí tưởng cao đẹp, dám xông pha, đối đầu với những khó khăn để hoàn thành những mục tiêu đặt ra để khẳng định bản thân, phát triển đất nước.
--> Tuổi trẻ còn là nguồn động lực phát triển to lớn của xã hội
+ Sức trẻ, nguồn năng lượng tích cực mà thế hệ trẻ là nguồn tài nguyên sống vô giá cho sự phát triển, hưng thịnh của một đất nước.
+ Thế hệ trẻ ngày nay không chỉ có trí tuệ, sáng tạo mà còn có sự nhanh nhạy, thích nghi nhanh với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới.
- Bài học nhận thức:
+ Mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân với đất nước.
+ Khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải chăm chỉ học hành, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.
+ Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia vào các phong trào, hoạt động của nhà trường.
C. Kết bài
+ Liên hệ thực tế chốt vấn đề.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học: Các nội dung liên quan đến chủ đề 3 Truyện ngắn, truyện lịch sử, truyện cười và hài kịch.
- Hoàn chỉnh các bài tập phần Luyện tập, Vận dụng (nếu chưa xong).
- Ôn tập chủ đề 4 Văn bản nghị luận.

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Kết nối tri thức, giáo án hè ngữ văn 8 lên 9 Kết nối tri thức, giáo án ôn tập hè văn 8 lên 9 Kết nối tri thức