Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Gió lạnh đầu mùa. Thuộc chương trình Ngữ văn 6 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án PPT Ngữ văn 6 kết nối Bài 3: Gió lạnh đầu mùa

Còn nữa....

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối tri thức

BÀI 3: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

  • Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện gì?

  • Em đã từng trải qua mùa đông chưa? Khi nhắc đến mùa đông, em nghĩ ngay tới điều gì? Mùa đông có gì khác so với các mùa còn lại? Vào mùa đông, em thường làm gì để giữ cho cơ thể ấm và khỏe mạnh?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu chung về tác giả

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

  • Em hãy đọc và tìm hiểu về cuộc đời – sự nghiệp của Thạch Lam?

  • Nêu những sáng tác tiêu biểu của Thạch Lam?

Sản phẩm dự kiến:

- Tên: Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh;

- Năm sinh – năm mất: 1910 – 1942;

- Quê quán: sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

- Sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,...) song thành công nhất vẫn là truyện ngắn. Truyện ngắn của Thạch Lam giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống.

HOẠT ĐỘNG 2. Tác phẩm

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

  • Thể loại của Gió lạnh đầu mùa? 

  • Đọc và tóm tắt tác phẩm Gió lạnh đầu mùa?

  • Chủ đề của tác phẩm Gió lạnh đầu mùa là gì?

  • Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

  • Phương thức biểu đạt của VB là gì?

  • Bố cục VB gồm mấy phần? Nội dung của các phần là gì?

Sản phẩm dự kiến:

- Người kể chuyện: ngôi thứ ba;

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả;

- Thể loại: truyện ngắn;

- Bố cục:

+ Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;

+ Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên chiếc áo;

+ Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo của Sơn.

- Các truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,...

- Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật Sơn và Lan

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

  • Sau khi đọc VB Gió lạnh đầu mùa, em thấy gia đình Sơn có điều kiện như thế nào? Dựa vào đâu em có nhận định đó?

  • Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện về chiếc áo bông của em Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được gì về nhân vật này?

  • Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu gì về ý nghĩa của sự chia sẻ?

  • Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao? Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?

Sản phẩm dự kiến:

a. Buổi sáng khi ở trong nhà

- Gia cảnh: sung túc

+ Có vú già;

+ Cách xưng hô: 

  • Cách mẹ Sơn gọi em Duyên ngay từ đầu tác phẩm: “cô Duyên” – “cô” – trang trọng;

  • Cách gọi mẹ của Sơn: “mợ”  gia đình trung lưu

+ Những người nghèo khổ mà Sơn quen biết vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn;

- Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện về em:

+ Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá;

+ Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.

 Gia đình sung túc, giàu tình cảm, lòng trắc ẩn.

b. Khi ra ngoài chơi với các bạn nhỏ nghèo ở chợ

- Thái độ: Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn

- Khi thấy Hiên đứng nép một chỗ không ra chơi cùng:

+ Gọi ra chơi;

+ Hỏi: “Áo lành đâu không mặc?”; “Sao không bảo u mày may cho?”  Câu hỏi có sự phát triển theo câu trả lời của Hiên  Quan tâm thật lòng;

+ Quyết định đem cho Hiên chiếc áo: chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, thấy động lòng thương, một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong tâm trí.

 tình cảm trong sáng của trẻ thơ, tâm hồn nhân hậu của chị em Sơn.

c. Chiều tối khi trở về nhà

- Ngây thơ, sợ hãi, đi tìm Hiên để đòi áo

 Lúc đó mới hiểu mẹ rất quý chiếc áo bông ấy; vẫn có sự trẻ con: đã cho bạn rồi còn đòi lại.

 Lối miêu tả chân thực, tự nhiên của Thạch Lam khi khắc họa nhân vật trẻ em.

2. Nhân vật Hiên và những đứa trẻ nghèo

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

  • Không gian xung quanh khi Sơn và chị Lan đi chơi với những đứa trẻ khác được miêu tả như thế nào?

  • Nhân vật Hiên và những đứa trẻ khác ăn mặc như thế nào? Chúng có thích chơi với Sơn và chị Lan không? Chúng có dám chơi cùng không? Tại sao?

  • Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm và bé Hiên, điền vào phiếu học tập

Sản phẩm dự kiến:

a. Không gian/ khung cảnh

+ Chợ vắng không, mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề

+ Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên tanh tách dưới nhịp guốc của hai chị em

 Yên ả, vắng lặng  Nghèo, lại thêm mùa đông càng khắc họa sâu về tình cảnh khốn khó.

b. Dáng vẻ

+ mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ;

+ môi tím lại, qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi;

+ mỗi cơn gió đến, run lên, hàm răng đập vào nhau

c. Thái độ

+ đương đợi Sơn ở cuối chợ để chơi đánh khăng, đánh đáo

+ đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập  như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy;

+ giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn

  • “giương”: ngước lên và mở to  có sự chú ý đặc biệt

  • “ngắm”: nhìn một cách tập trung, có sự yêu thích, ước mong

 Một bộ quần áo mới mà được chú ý đặc biệt và ước mong  Càng khắc họa đậm hơn sự nghèo khó

d. Nhân vật Hiên

- Từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, co ro đứng bên cột quán  Từ nãy: thời gian dài, co ro: lạnh phải khúm người lại  Vừa lạnh, phải chịu trong thời gian dài, lại còn có thêm mặc cảm: đứng ẩn nấp “dựa vào cột quán”;

- Gọi không lại

- Chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay

- Khi được hỏi  bịu xịu trả lời: mặt xị xuống, thường đi kèm những lời có ý buồn tủi  mặc cảm, có sự tủi thân, như sắp vỡ òa.

e. So sánh Hiên với cô bé bán diêm

- Giống:

+ Đều là những bé gái ở trong hoàn cảnh đáng thương;

+ Đều thiếu thốn vật chất, và ở trong mùa đông khắc nghiệt

- Khác:

 

Hiên

Cô bé bán diêm

Tên

Có tên

Không tên

Không gian

Việt Nam đầu thế kỷ: đa phần nghèo

Đan Mạch/Châu Âu: tác giả khắc họa rõ nét sự đối lập giàu nghèo

Thời gian

Đầu mùa đông

 Cái lạnh mới bắt đầu

Chính đông, khoảnh khắc giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới

 Cô bé bán diêm đã phải chịu giá rét trong thời gian dài, đặc biệt tâm trạng sẽ buồn hơn Hiên vì đây là lúc mọi người quây quần bên gia đình đầm ấm đón chào năm mới.

Tình thương

- Hiên có nhận được tình thương của mọi người xung quanh: mẹ, bạn bè, v.v...

Cô bé bán diêm không nhận được tình yêu thương: bị bố đánh đập, mắng chửi, bị người qua lại lãnh đạm, thờ ơ

Cái kết

Cái kết có hậu, Hiên có áo ấm

Cái kết vừa có hậu vừa mang tính bi kịch, cô bé bán diêm đã chết

 

3. Hai người mẹ: mẹ của Sơn và mẹ của Hiên

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

  • Mẹ của Hiên làm nghề gì?

  • Biểu hiện nào không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?

  • Đọc phần cuối truyện (từ “Hai chị em lo lắng dắt tay nhau lẻn về nhà”) em suy nghĩ thế nào về các bà mẹ (mẹ của Hiên, mẹ của Lan, Sơn)?

Sản phẩm dự kiến:

a. Mẹ của Hiên

- Nghề: chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc  không đủ tiền để may áo cho con

- Thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc áo:

+ Khép nép, nói tránh: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ”  Cách xưng hô có sự tôn trọng, như người dưới với người trên: Tôi – cậu – mợ;

+ Tự trọng: Sau khi trả xong, không xin xỏ gì mà đi về luôn.

 Thái độ: khép nép, nhưng cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ

b. Mẹ của Sơn

- Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn.

- Với các con, cách cư xử vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương  không nên tự tiện lấy áo đem cho nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác...

III. TỔNG KẾT

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

  • Em hãy nêu giá trị nội dung của Gió lạnh đầu mùa?
  • Giá trị nghệ thuật của văn bản trên thể hiện ở điểm nào?
  • Cách kết thúc truyện của Thạch Lam có gì đặc biệt?
  • Một truyện ngắn hay thường đặt chúng ta trước những băn khoăn, những chờ đợi để không muốn ngừng việc đọc. Từ vị trí người đọc, theo dõi các sự việc và tâm trạng nhân vật, em thấy Gió lạnh đầu mùa đã lần lượt đặt mình trước những chờ đợi như thế nào?

Sản phẩm dự kiến:

- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;

- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;

- Miêu tả tinh tế

Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Ai là người đã nói cho vú già biết Sơn và Lan đã cho Hiên cái áo bông?

  • A. Hiên
  • B. Thằng Cúc, thằng Xuân
  • C. Con Sinh
  • D. Con Tý, con Túc

Câu 2: Mẹ của Hiên làm nghề gì?

  • A. Bán cháo
  • B. Bán hàng ngoài chợ
  • C. Vú em
  • D. Mò cua bắt ốc

Câu 3: Ai là tác giả của văn bản Gió lạnh đầu mùa?

  • A. Thạch Lam
  • B. Nguyễn Nhật Ánh
  • C. Thái Bá Dũng
  • D. Ô Hen-ri

Câu 4: Khi chị Lan chạy về nhà lấy áo, Sơn có tâm trạng ra sao?

  • A. Sơn háo hức chờ đợi
  • B. Trong lòng Sơn tự nhiên thấy ấm áp, vui vui
  • C. Sơn thấy tự hào vì mình đã làm được một việc tốt
  • D. Chị Lan về lấy áo, Sơn lại thấy hơi lo vì chưa xin phép mẹ

Câu 5: Từ bịu xịu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa có nghĩa là gì?

  • A. Từ gợi tả dáng điệu của người tỏ ra hài lòng trong bộ quần áo đẹp
  • B. Vẻ mặt làm nũng, đáng yêu
  • C. Từ gợi tả vẻ mặt trông như sệ xuống, nặng ra lúc hờn dỗi hay lúc có gì đó thất vọng, buồn
  • D. Tỏ thái độ ôn hòa sau khi có thái độ gay gắt

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: A

Câu 4:B

Câu 5:C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Thời tiết được miêu tả ở đầu câu chuyện như thế nào?

Câu 2:  Tầm quan trọng của chiếc áo bông cũ mà mẹ Sơn luôn nâng niu và giữ gìn?

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 6 kết nối tri thức

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án word ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo


Giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 6 chân trời sáng tạo cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Đề thi ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án word ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 6 kết nối tri thức cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Đề thi ngữ văn 6 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống

CÁNH DIỀU

Giáo án word ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 cánh diều

Giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 6 cánh diều cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm

Đề thi ngữ văn 6 cánh diều
Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay