[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Giáo án vật lí 6 (Khoa học tự nhiên) - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 51: Tiết kiệm năng lượng. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 51: TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS:

- Hiểu được tại sao cần phải tiết kiệm năng lượng

- Biết một số biện pháp tiết kiệm năng lượng và ứng dụng được các biện pháp đó vào trong đời sống

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực phát triển liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
  • Năng lực phát triển về phương pháp
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.
  1. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. HS biết cách tích kiệm năng lượng bảo vệ môi trường

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  máy chiếu, slide, PHT

2 - HS : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: HS nhận biết và đưa ra cách khắc phục sự lãng phí năng lượng
  3. Nội dung: HS sử dụng hình ảnh có các chi tiết gây loãng phí năng lượng sau đó tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

- Gv tổ chức cho HS trò chơi nhanh, thực hiện:

- GV chia lớp thành 4 tổ, GV yêu cầu các thành viên trong mỗi tổ luân phiên nhau ghi lên bảng bằng các chi tiết gây lãng phí năng lượng có trong hình và biện pháp khắc phục

- Trong thời gian 2 phút đội nào ghi chính xác và đầy đủ hơn thì chiến thắng

Sau đó GV nhận xét và dẫn dắt vào bài:

Tiết kiệm năng lượng hiện đang là một vấn đề lớn được hầu hết mọi người quan tâm. Khi các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày một hao mòn dần, việc tiết kiệm năng lượng càng được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Vậy tiết kiệm năng lượng là gì? Bài học ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng và những biện pháp tiết kiệm năng lượng và ứng dụng được các biện pháp đó vào trong đời sống

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tại sao cần tiết kiệm năng lượng?

  1. Mục tiêu: HS nhận ra các hành vi hằng ngày của chính các em vfa gia đình mình có gây sự lãng phí năng lượng không, hậu quả của nó là gì. Từ đó, giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

Câu 1. Theo em, sự lãng phí năng lượng có thường xuyên xảy ra trong lớp học, trong nhà trường không?

Câu 2. Hãy thảo luận về các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS Hoạt động theo cá nhân, đọc thông tin sách kết hợp hiểu biết của mình

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, kết luận

I. Tại sao cần tiết kiệm năng lượng?

Năng lượng không tái tạo đang ngày một cạn kiện và khi đốt cháy lại gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế chúng ta cần tiết kiệm năng lượng

Sự lãng phí năng lượng thường xuyên xảy ra trong lớp học, trong nhà trường.

Biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học: tắt đèn, tắt quạt khi không cần thiết

Hoạt động 2: Một số biện pháp tích kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu biện pháp tích kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày
  2. Nội dung: HS vận dụng kiến thức và hiểu biết để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

+ GV chia nhóm để HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi hoạt động:

Câu 1: Những biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?

Câu 2:

Kẻ bảng 51.1 ra Phiếu học tập. Ghi các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã chọn ở câu 1 và đánh dấu X vào các cột thích hợp trong bảng.

* Hoạt động:

Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của một số bóng đèn. Dựa vào bảng số liệu về hai loại bóng đèn (bảng 6.2), em hãy tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn trên trong 1 năm. Từ đó, đưa ra ý kiến của mình về việc sử dụng tiết kiệm điện năng. Cho biết giá điện là 1500 đồng/kW.h và một năm có 365 ngày, mỗi ngày các đèn hoạt động 12h

Bài giải:

 

+ GV chiếu lên màn hình một số hình ảnh về sự lãng phí năng lượng, hậu quả của nó và biện pháp khắc phục để cùng tìm hiểu với HS

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS Hoạt động theo cá nhân, đọc thông tin sách kết hợp hiểu biết của mình

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, kết luận

II. Một số biện pháp tích kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày

* CH:

CH1: Những biện pháp tiết kiệm năng lượng:

+ Sử dụng áng nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

+ Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

+ Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

+ Rút phích cắm hoặc tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

+ Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

+ Tắt vòi nước trong khi đánh răng

+  Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa, ...) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

* CH2:

Biện pháp

Tiết kiệm điện

Tiết kiệm nước

Tiết kiệm nhiên liệu

Dùng nguồn năng

lượng tái tạo

a

X

?

X

X

b

X

?

X

?

c

X

?

X

X

d

X

?

X

?

e

X

?

X

?

h

?

X

?

X

i

X

X

X

?

* HĐ:

Bóng đèn dây tóc:

+        Chi phí mua bóng đèn: 21900 đồng

+        Tiền điện phải trả: 429750 đồng

+        Bóng đèn compact:

+        Chi phí mua bóng đèn: 35040 đồng

+        Tiền điện phải trả: 131400 đồng

Qua đó ta thấy được cần hạn chế sử dụng bóng đèn sợi đốt và nên thay thế bằng bóng đèn compact để tiết kiệm điện và tiết kiệm tiền chi tiêu.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (VẬT LÍ) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VIII: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG XI: NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG X: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (VẬT LÍ) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VIII: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG XI: NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG X: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay