Nội dung chính Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều Bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm sách công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 17: MỘT SỐ KIỂU CHUỒNG NUÔI GIA SÚC VÀ GIA CẦM (3 TIẾT)

1. PHÂN LOẠI CHUỒNG NUÔI

1.1. Phân loại theo đối tượng vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng

- Các kiểu chuồng nuôi cho từng đối tượng vật nuôi: chuồng lợn, chuồng bò, chuồng gà, chuồng dê,...

- Chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng: chuồng lợn nái hậu bị, chuồng lợn nái đẻ, chuồng lợn thịt, chuồng bò thịt, chuồng bò sữa, chuồng gà đẻ, chuồng gà thịt,...

1.2. Phân loại theo phương thức kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi

- Trong chăn nuôi hiện nay đang tồn tại 3 kiểu chuồng gồm: chuồng kín, chuồng hở và chuồng kín – hở linh hoạt.

(1) Kiểu chuồng kín: Chuồng được thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động (quạt thông gió, hệ thống làm mát,...),

+ Ưu điểm: Dễ quản lí và kiểm soát dịch bệnh do ít chịu tác động của môi trường bên ngoài.

+ Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống khá lớn.

(2) Kiểu chuồng hở: Chuồng được thiết kế thông thoáng tự nhiên, có bạt hoặc rèm che linh hoạt, phù hợp với quy mô nuôi bán công nghiệp, chăn thả tự do.

+ Ưu điểm: Kiểu chuồng này có chi phí đầu tư thấp hơn chuồng kín.

+ Nhược điểm: Khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi và dịch bệnh.

(3) Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt là kiểu chuồng kín không hoàn toàn. Các dãy chuồng được thiết kế hở hai bên với hệ thống bạt che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt. Cuối dãy chuồng có hệ thống làm mát và quạt thông gió. Khi thời tiết thuận lợi, chuồng được vận hành như chuồng hở. Khi thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, rét,...), chuồng được vận hành như chuồng kín.

2. YÊU CẦU VỀ CHUỒNG NUÔI

2.1. Yêu cầu xây dựng chuồng nuôi

- Vị trí, địa điểm: chọn vị trí cao ráo, thoáng mát, thoát nước tốt, xa khu dân cư, chợ, trường học,... và giao thông thuận tiện.

- Mặt bằng xây dựng: tính toán phù hợp với quy mô chăn nuôi, đảm bảo đủ diện tích cho từng con vật nuôi.

- Chia khu riêng biệt: nhà trực, khu cách li, khu làm việc của nhân viên kĩ thuật, khu chế biến thức ăn, khu chăn nuôi, khu vệ sinh khử trùng, khu xử lí chất thải,...

- Thiết kế chuồng: phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và thuận tiện trong nuôi dưỡng, chăm sóc.

- Nền chuồng: nền cao hơn mặt đất 30 – 50 cm để tránh ẩm ướt, không trơn trượt, độ dốc 1 − 2% đối với chuồng nền và có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn.

- Mái chuồng: cao 3 – 4 m để đảm bảo thông thoáng, chống nóng, tránh đọng nước.

- Dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi: đầy đủ, phù hợp với đối tượng vật nuôi và từng giai đoạn sinh trưởng, đảm bảo hiệu quả, an toàn và dễ vệ sinh.

- Hệ thống xử lí chất thải: hố thu gom chất thải, rãnh, cống thoát, hệ thống biogas hoặc các hệ thống xử lí khác.

2.2. Yêu cầu kĩ thuật chuồng nuôi

(1) Chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp

- Chăn nuôi lợn thịt công nghiệp quy mô lớn thường sử dụng kiểu chuồng kín chia ô. Chuồng nuôi khép kín hoàn toàn, có hệ thống các cửa sổ kính để lấy ánh sáng. Cửa ra vào và các cửa sổ đều được thiết kế dạng khép kín phù hợp với hệ thống điều hoà không khí trong chuồng. Một đầu chuồng được lắp đặt hệ thống tấm làm mát, đầu kia là hệ thống quạt thông gió công nghiệp.

- Nền chuồng được làm từ bê tông, xi măng hoặc sàn nhựa công nghiệp. Mái chuồng cao tối thiểu 3 m so với nền, có thể lợp bằng tôn lạnh hoặc sử dụng mái ngói.

- Diện tích mỗi ô phụ thuộc vào mật độ nuôi, tối thiểu là 0,7 m3/con.

- Các trang thiết bị trong chuồng nuôi gồm:

+ Máng ăn tự động: được làm bằng inox hoặc tôn mạ kẽm không gỉ. Kích thước máng ăn tuỳ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của lợn.

+ Núm uống tự động: được làm bằng inox, bố trí 2 núm uống/ô chuồng. Một núm uống có thể sử dụng cho 10 – 30 con lợn, tuỳ giai đoạn sinh trưởng.

(2) Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con

- Khu vực nuôi nái đẻ và lợn con theo mẹ thưởng chia thành ô cho lợn mẹ và ô cho lợn con để tránh lợn mẹ đẻ con khi nằm. Vì vậy, chuồng nuôi lợn nái đẻ thường được chia ô hoặc sử dụng cũi nái đẻ.

- Chuồng nái sử dụng cũi đề có kích thước trung bình dài 2 m x rộng 0,6 – 0,7 m x cao 1 – 1,2 m (Hình 17.3). Chuồng chia ô: gồm 1 ô cho nái đẻ và 1 ô cho lợn con, giữa hai ô có vách ngăn di động để thuận tiện cho lợn con bú mẹ. Diện tích ô cho lợn mẹ rộng 1,6 – 2 m; dài 2,2 – 2,4 m, có máng ăn, máng uống riêng. Ô cho lợn con nằm có diện tích tối thiểu 1m, cũng có máng ăn uống riêng và có đèn sưởi (Hình 17.4).

- Sàn chuồng nái đẻ có thể sử dụng sàn bê tông hoặc sàn nhựa.

- Chuồng nuôi nái đẻ công nghiệp thông thường là hệ thống chuồng kín, có hệ thống điều hoà nhiệt độ và thông thoáng khí như quạt, tấm làm mát, quạt thông gió công nghiệp.

- Chuồng sử dụng mảng ăn cố định vào thành chuồng hoặc mảng tự động đặt trên nền.

- Hệ thống cung cấp nước uống và núm uống tự động.

(3) Chuồng gà nuôi nền

- Gà được nuôi tập trung trên nền. Nền chuồng có thể là bê tông, xi măng, nền gạch hoặc nền đất nện.

- Đối với hệ thống chuồng kín: có hệ thống chiếu sáng, thông khí và làm mát tự động.

- Đối với chuồng hở: thông thoáng khi tự nhiên, có rèm, hoặc bạt che linh hoạt.

- Máng ăn, máng uống đối với gà nuôi nền có hai loại máng thông dụng:

+ Mảng tròn chia ô

+ Hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động

- Kiểu chuồng nuôi nền được áp dụng ở cả hệ thống chuồng kín và chuồng hở cho cả gà thịt và gà đẻ.

- Ở chuồng nuôi gà thịt: gà con khi mới nở, cần bố trí quây úm cho gà con mới nở ngay tại chuồng. Sử dụng bìa cứng, cót ép, tấm nhựa,... có chiều cao 40 – 50 cm, đường kính từ 2,5 – 3 m quây úm cho 300 – 500 gà con. Trong quây có bố trí đèn sưởi, máng ăn, máng uống.

- Với gà đẻ nuôi nền thì chuồng nuôi phải bố trí ổ đẻ để tránh gà đẻ ở nền dễ gây đập vỡ hay sót trúng khi nhặt. Số lượng ổ để: 4 – 5 gà mái/ ổ đẻ. Ổ đẻ được đặt liền nhau, sát vách tường phía trong để ổ để luôn được khô ráo.

(4) Chuồng gà đẻ nuôi lồng

- Chuồng gà đẻ nuôi lồng được thiết kế giống như chuồng gà nuôi nền chỉ khác hệ thống lồng nuôi.

+ Lồng nuôi được thiết kế bằng thép không gỉ. Mỗi lồng đơn có chiều dài 40 cm, rộng 40 cm, cao phía sau 40 cm và phía trước 45 – 47 cm để tạo đáy nghiêng 10 để trứng lăn ra mảng trứng.

+ Mảng trứng rộng 10 – 15 cm đặt phía trước lồng.

+ Các lồng được đặt nối tiếp nhau thành dãy dài. Có thể xếp thành dãy 1 tầng hoặc dãy 2, 3 tầng chồng lên nhau theo kiểu bậc thang có lối đi ở giữa.

(5) Chuồng nuôi bò

- Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy.

- Chuồng nuôi bò cần được bố trí phù hợp để tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo thoáng mát và thoát nước tốt.

- Trong chuồng nên chia ô. Rãnh thoát nước tiểu, phân được bố trí chạy dọc phía sau chuồng. Nền chuồng có thể lát gạch hoặc bê tông. Trên nền chuồng rải cát hoặc rơm, rạ băm nhỏ cho bò nghỉ ngơi thoải mái.

- Đối với hệ thống chuồng kín hai dãy: bò được nuôi ở hai phía, ở giữa có lối cấp thức ăn. Máng ăn và máng uống bố trí dọc theo lối cấp thức ăn, phía trước mỗi dãy chuồng.

- Hệ thống làm mát: sử dụng quạt thông gió hoặc hệ thống phun sương tự động hoặc kết hợp cả hai đặt dọc theo lối cấp thức ăn.

- Với hệ thống chuồng kín hiện đại trong chuồng có bố trí hệ thống thông khí, làm mát tự động và các hệ thống cảm biến nhiệt độ, độ ẩm,... để kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi.

- Ở khu chuồng nuôi bò sữa, khu vực vắt sữa được tách riêng với khu vực chuồng nuôi.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay