Nội dung chính Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều bài 7: Nhân giống vật nuôi

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 7: Nhân giống vật nuôi sách công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 7: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

  1. Nhân giống thuần chủng

1.1. Khái niệm:

- Nhân giống thuần chủng là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất.

1.2. Mục đích của nhân giống thuần chủng:

(1) Tăng số lượng cá thể của giống

(2) Bảo tồn quỹ gene vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng.

(3) Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống.

- Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng đối với đối tượng vật nuôi nội.

* Phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội vì: Số lượng hiện nay còn ít, thiếu nguyên liệu cho các chương trình lai tạo.

  1. Lai giống

2.1. Khái niệm

- Lai giống là cho giao phối con đực với con cái khác giống nhằm tạo ra con lai mang những đặc điểm di truyền mới tốt hơn bố mẹ.

- Ví dụ: Gà trống Rốt   x  gà mái Ri = gà lai Rốt – Ri

* Giải thích:

+ Bò bố HF có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện ôn đới, 

+ Bò mẹ lai Sind có khả năng chịu đựng trong điều kiện khô hạn và nóng ẩm của vùng nhiệt đới.

=> Con lai F1 có khả năng thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu Việt Nam.

2.2. Mục đích của lai giống

Tạo được ưu thế lai  -> tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con -> tăng hiệu quả chăn nuôi.

2.3. Một số phương pháp lai giống

  1. Lai kinh tế

- Lai kinh tế là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.

- Có hai kiểu lai kinh tế:

+ Lai kinh tế đơn giản: 

Là hình thức lai giữa hai giống với nhau.

Đây là hình thức được sử dụng phổ biến.

+ Lai kinh tế phức tạp: Là hình thức lai giữa ba giống trở lên.

  1. Lai cải tiến

- Lai cải tiến là phương pháp người ta chọn một giống mang đặc điểm tốt (giống đi cải tiến) để cho lai với giống đang chưa hoàn thiện (giống cần cải tiến).

- Đặc điểm của lai cải tiến:

+ giống đi cải tiến chỉ được dùng 1 lần để tạo con lai F1.

+ Con lai F1 lai trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần.

+ Giống cải tiến cơ bản giữ được đặc điểm của giống và được bổ sung thêm đặc điểm cần có của giống đi cải tiến.

  1. Lai cải tạo

- Đặc điểm của lai cải tạo:

+ Giống cần cải tạo chỉ dùng một lần để tạo con lai F1.

+ Con lai F1 lại trở lại với giống đi cải tạo một hoặc nhiều lần, sau đó kiểm tra, đánh giá và chọn cá thể đạt yêu cầu.

+ Giống cải tạo mang rất ít đặc điểm giống cần cải tạo và được bổ sung nhiều đặc điểm của giống đi cải tạo.

  1. Lai xa

- Lai xa là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.

- Con lai sinh ra thường không có khả năng sinh sản.

  1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi

3.1. Thụ tinh nhân tạo

 - Thụ tinh nhân tạo là công nghệ hỗ trợ sinh sản bằng cách lấy tinh dịch từ con được để pha loãng và bơm vào đường sinh dục của con cái.

- Ý nghĩa: Giúp nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi và hiệu quả chăn nuôi.

3.2. Thụ tinh trong ống nghiệm

- Thụ tinh trong ống nghiệm là quá trình trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong môi trường ống nghiệm (ngoài cơ thể mẹ), sau đó phôi được cấy ngược lại tử cung, làm tổ và phát triển thành bào thai như thụ thai bình thường.

- Các bước trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm: 

(1) Hút trứng và nuôi trứng trưởng thành.

(2) Nuôi cấy trứng trong phòng thí nghiệm.

(3) Lấy tinh trùng từ con đực

(4) Cho trứng và tinh trùng thụ tinh

(5) Nuôi cấy phôi

(6) Cấy phôi vào cơ thể vật nuôi.

3.3. Cấy truyền phôi

- Nuôi cấy phôi là quá trình đưa phôi từ cá thể cái này vào cá thể cái khác, phôi vẫn sống và phát triển bình thường trong cơ thể cái nhận phôi.

- Có hai kĩ thuật cấy truyền phôi:

+ Kĩ thuật gây rụng nhiều trứng

+ Kĩ thuật phân tách phôi.

3.4. Nhân bản vô tính

- Nhân bản vô tính vật nuôi là việc sử dụng kĩ thuật nhân bản từ tế bào sinh dưỡng để tạo ra vật nuôi.

- Nhân bản vô tính được áp dụng trong việc bảo tồn và phát triển giống vật nuôi bản địa có nguy cơ tuyệt chủng.

*Quy trình tạo ra lợn Ỉ:

+ B1: Thu tế bào soma (tế bào cho) từ mô tai lợn cần được nhân bản

+ B2: Thu và nuôi thành thục tế bào trứng từ buồng trứng lợn lò mổ

+ B3: Loại nhân tế bào trứng lợn sau nuôi thành thục 

+ B4: Dung hợp tế bào cho với tế bào trứng đã loại nhân tạo thành phôi lợn nhân bản.

+ B5: Phôi lợn nhân bản được cấy chuyển vào lợn nhận.

+ B6: Lợn nhân bản được sinh ra có DNA giống với lợn cho tế bào soma.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 7: Nhân giống vật nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay