Nội dung chính Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều bài 10: Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 10: Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi sách công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều

BÀI 10: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

  1. Vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi

- Sản xuất thức ăn cho vật nuôi đóng vai trò then chốt trong ngành chăn nuôi do:

+ Thức ăn chăn nuôi chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất.

+ Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao.

- Bảo quản thức ăn chăn nuôi có ý nghĩa lớn trong việc:

+ Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.

+ Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép.

+ Tiết kiệm chi phí thức ăn.

  1. Phương pháp sản xuất và bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi

2.1. Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi

  1. a) Sản xuất thức ăn ủ chua

- Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men lactic bởi các vi khuẩn lactic có sẵn trong tự nhiên. Vi khuẩn lactic lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài.

- Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn.

  1. b) Sản xuất thức ăn ủ men

- Thức ăn ủ men được sản xuất bằng phương pháp lên men nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,… với nấm men.

- Một số chủng nấm men phổ biến: saccharomyces cerevisiae, saccharomycopsis fibuligera,…

- Thức ăn ủ men có thể được sản xuất ở quy mô nông hộ hoặc quy mô trang trại theo quy trình: nguyên liệu – xử lí – tiến hành ủ.

  1. c) Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp

- Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm hai loại: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (dạng bột hoặc dạng viên) và thức ăn đậm đặc.

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được sản xuất theo quy trình:

Bước 1: Nhập nguyên liệu và làm sạch.

Bước 2: Cân, nghiền và phối trộn.

Bước 3: Hấp chín và ép viên.

Bước 4: Sàng phân loại và đóng bao.

- Các bước của quy trình sản xuất thức ăn đậm đặc:

Bước 1: Nhập nguyên liệu – Làm sạch.

Bước 2: Cân, nghiền, phối trộn.

Bước 3: Thành phẩm.

2.2. Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi

- Các phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi:

+ Bảo quản thức ăn thô.

+ Bảo quản nguyên liệu thức ăn.

+ Bảo quản thức ăn công nghiệp.

  1. a) Bảo quản thức ăn thô

- Thức ăn thô sử dụng cho gia súc nhai lại được bảo quản bằng các phương pháp sau: + Phơi khô: Rơm lúa và cỏ sau khi thu cắt được phơi khô tự nhiên và đóng bánh hoặc cuộn thành khối. 

+ Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ. 

+ Bảo quản bằng phương pháp kiềm hoá: Rơm, ra được kiềm hoá với urea hoặc nước vôi trong 7 – 10 ngày.

  1. b) Bảo quản nguyên liệu thức ăn

- Các nguyên liệu thức ăn như cám gạo, cám mì, ngô, sắn lát,... sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp được bảo quản trong silo hoặc trong kho dưới dạng đổ đống hay đóng bao. 

- Các nguyên liệu giàu protein, premix và phụ gia được bảo quản trong kho có kiểm soát nhiệt độ thấp hơn 250C để tránh ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn.

- Nguyên liệu dạng lỏng được bảo quản trong các thùng hay các bình chứa lớn và được bảo quản ở khu vực riêng.

  1. c) Bảo quản thức ăn công nghiệp

- Thức ăn công nghiệp sau khi sản xuất được bảo quản trong kho thành phẩm của cơ sở sản xuất. 

- Các bao thức ăn được bảo quản trên kệ gỗ, cách mặt nền 30 – 40 cm, cách tường 0,7 – 1 m. Kho bảo quản cần thông thoáng tốt, nhiệt độ dưới 30°C, độ ẩm dưới 70%. 

- Trong kho nên phân khu bảo quản theo lô, thời gian sản xuất, tránh để lẫn thức ăn cũ và mới. 

- Phun thuốc diệt côn trùng, nấm mốc trước khi nhập thức ăn vào kho. Thường xuyên kiểm tra thức ăn và vệ sinh kho. Thời gian bảo quản trong kho dưới 6 tháng.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 10: Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay