Nội dung chính HĐTN 11 chân trời bản 2 Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
CHỦ ĐỀ 6. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
LIỆT KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động sản xuất, kinh doanh | Tác động đến môi trường tự nhiên |
Sản xuất phân bón hóa học | Khí thải, nước thải chưa qua xử lí trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. |
Chăn nuôi gia súc, gia cầm | Chất thải lỏng, phụ phẩm trong quá trình chăn nuôi chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất. |
Sản xuất đồ gốm | Khai thác đất làm gốm gây ra tình trạng xói mòn, phá hủy cấu trúc đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. |
Kinh doanh vật liệu xây dựng | Các bãi tập kết cát, đất, đá không được che chắn dẫn đến tình trạng bụi mịn, bụi đá gây ô nhiễm không khí. |
... | ... |
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT 1. Mục đích: Đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên. 2. Nội dung: - Thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương. - Tác động của sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên. 3. Đối tượng: Môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất, kinh doanh. 4. Địa điểm, thời gian: Phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. 5. Phương pháp, hình thức khảo sát: Phiếu hỏi; thực địa, chụp ảnh, quay video; sưu tầm tài liệu;... 6. Phân công nhiệm vụ: ... |
*Kiến nghị về bảo vệ môi trường (Tùy từng đối tượng khảo sát sẽ có những kiến nghị khác nhau):
- Ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, xử lí chất thải rắn sinh hoạt.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử lí nước thải ở các khu công nghiệp.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở xử lí chất thải tập trung.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
2. THẢO LUẬN VÀ XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
- Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân địa phương trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên như: đất, nước, khoáng sản,...
- Không khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi.
- Quản lí, kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO TỒN DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
*Biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức về ý nghĩa, vai trò của công tác bảo tồn danh lam thắng cảnh.
- Tổ chức các hội thi, tọa đàm,... tìm hiểu về danh lam thắng cảnh tại địa phương.
- Kiểm soát và điều tiết lượng khách du lịch, bảo đảm phù hợp với sức chứa của di tích và các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Kịp thời nhắc nhở, xử phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về bảo vệ và sử dụng di tích danh lam thắng cảnh.
4. CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
a. Ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của em
- Tham quan, học tập tại khu bảo tồn, vườn quốc gia đã mang lại cho em sự hiểu biết về thế giới động vật, thực vật,...
- Trải nghiệm những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của quê hương, em càng thêm yêu và muốn góp phần bảo vệ những giá trị ấy.
- Ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên, mọi căng thẳng, mệt mỏi của em đều tan biến, thay vào đó là sự thư thái.
b. Sự tích cực, chủ động của em trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường mọi nơi nói chung và ở nơi có cảnh quan nói riêng.
- Sẵn sàng tham gia các hoạt động liên quan đến việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
- Chủ động khởi xướng trong các hoạt động bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương và vận động mọi người cùng làm theo.
5. QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
a. Các hình thức quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên tại địa phương
- Sưu tầm và tổ chức triển lãm, cuộc thi về hình ảnh cảnh quan thiên nhiên.
- Sáng tác biểu trưng, khẩu hiệu, đồ họa thông tin về cảnh quan thiên nhiên.
- Thiết kế trang mạng, viết bài, làm video về cảnh quan thiên nhiên và đăng tải lên mạng xã hội.
b. Thực hiện quảng bá và báo cáo kết quả
- Xác định được cảnh quan thiên nhiên quảng bá.
- Đối tượng tiếp nhận quảng bá.
- Hình thức quảng bá.
- Đánh giá hiệu quả của việc quảng bá.
=> Giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 2) Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên