Nội dung chính Hóa học 9 Cánh diều bài 16: Dãy hoạt động hóa học

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 16: Dãy hoạt động hóa học sách Hóa học 9 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều

BÀI 16. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC 

I. Xây dựng dãy hoạt động hoá học

Thí nghiệm 1: So sánh mức độ hoạt động hóa học giữa đồng và bạc 

- Hiện tượng: Đồng tan ra, dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.

- Phản ứng: 

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

- Kết luận: Cu có độ hoạt động hoá học mạnh hơn Ag vì đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối.

Thí nghiệm 2: Tiến hành Thí nghiệm 2: Khảo sát phản ứng của kim loại Mg, Fe, Cu với dung dịch acid

- Hiện tượng: Mg và Fe phản ứng với dung dịch HCl, Cu không phản ứng. 

- Phản ứng: 

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Kết luận: 

Độ hoạt động hoá học của Mg và Fe lớn hơn Cu.

Dựa vào tốc độ sủi bọt khí trong các ống nghiệm, sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động lần lượt là: Mg   Fe   H   Cu

Các kim loại không tác dụng với dung dịch HCl có độ hoạt động hoá học yếu hơn hydrogen.

Các kim loại tác dụng với dung dịch HCl, tạo ra muối mới và giải phóng khí hydrogen có độ hoạt động hoá học mạnh hơn hydrogen.

Thí nghiệm 3: Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Mg với nước

- Hiện tượng: Na tan trong nước và có bọt khí thoát ra. Mg không tan trong nước

- Phản ứng: 

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

- Kết luận: 

Na có độ hoạt động hoá học mạnh hơn Mg

Dựa vào khả năng phản ứng với nước, có thể chia các kim loại sodium (natri), magnesium thành hai nhóm: 

(1) kim loại phản ứng với nước 

(2) kim loại không phản ứng với nước. 

Nhóm (1) có độ hoạt động hoá học mạnh hơn nhóm (2).

KẾT LUẬN

Từ các kết quả trên và kết quả của một số thí nghiệm khác người ta đã thiết lập được dãy hoạt động hóa học sau theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học:

K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au

II. Ý nghĩa dãy hoạt động hoá học

- Mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái sang phải.

- Các kim loại đứng trước H tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid hoặc dung dịch sulfuric acid loãng.

- Các kim loại đứng trước Mg phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm và khí hydrogen.

- Kim loại đứng trước (trừ K, Na....) đây được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muỗi.

=> Giáo án và PPT KHTN 9 cánh diều Bài 16: Dãy hoạt động hóa học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Hoá học 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay