Nội dung chính Hóa học 9 Cánh diều bài 15: Tính chất chung của kim loại
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 15: Tính chất chung của kim loại sách Hóa học 9 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều
PHẦN 2: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI
BÀI 15. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
I. Tính chất vật lí của kim loại
1. Tính dẻo
- Kim loại có tính dẻo nên có thể rèn, kéo dài thành sợi hoặc dát mỏng.
- Ứng dụng: Dùng để tạo các đồ vật như hộp đựng thức ăn bằng nhôm, dây đồng, giấy nhôm bọc thực phẩm,….
- Ví dụ:
Đồ đựng thực phẩm bằng nhôm | Dây đồng |
- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.
2. Tính dẫn điện
- Kim loại có tính dẫn điện.
- Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al,…
- Ví dụ:
Đồng, nhôm thường được sử dụng làm dây dẫn điện
3. Tính dẫn nhiệt
- Kim loại có tính dẫn nhiệt.
- Các kim loại khác nhau thường có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
- Ứng dụng: Một số kim loại được dùng để chế tạo dụng cụ nấu ăn.
- Ví dụ:
Nhôm thường được dùng để làm xoong vì khả năng dẫn nhiệt tốt
4. Ánh kim
- Kim loại có tính ánh kim.
- Ứng dụng: Dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
- Ví dụ:
Đồ trang sức làm từ bạc | Đồ trang trí làm từ kim loại |
5. Một số tính chất vật lí khác của kim loại
* Khối lượng riêng
- Để biết kim loại này nặng hay nhẹ hơn so với kim loại khác, người ta so sánh giá trị khối lượng riêng của chúng.
* Nhiệt độ nóng chảy
- Nhiệt độ nóng chảy của một kim loại là nhiệt độ mà tại đó kim loại chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
* Tính cứng
- Các kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau.
- Các kim loại mềm (K, Na,…) có thể dùng dao cắt được. Kim loại cứng nhất là Cr.
II. Tính chất hóa học
1. Phản ứng của kim loại với phi kim
* Tác dụng với oxygen
- Hầu hết các kim loại phản ứng với oxygen tạo thành oxide.
Ví dụ: 2Mg + O2 2MgO
* Tác dụng với phi kim khác
- Nhiều kim loại phản ứng với các phi kim khác tạo thành muối.
Ví dụ: Fe + S FeS
2. Phản ứng của kim loại với dung dịch acid
- Nhiều kim loại phản ứng với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…) tạo thành muối và giải phóng khí H2.
Ví dụ: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
- Một số kim loại Cu, Ag, Au,… không tác dụng với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…).
3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
- Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ các kim loại K, Na, Ca,…) có thể đẩy được kim loại có mức độ hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
4. Phản ứng với nước
- Một số kim loại như K, Na, Ca,… tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí H2.
Ví dụ:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Một số kim loại như Zn và Fe tác dụng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí H2.
Ví dụ:
Zn + H2O ZnO + H2
=> Giáo án và PPT KHTN 9 cánh diều Bài 15: Tính chất chung của kim loại