Nội dung chính KHTN 9 cánh diều Bài 27: Tinh bột và cellulose

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 27: Tinh bột và cellulose sách Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

  1. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí

Chúng đều là những carbohydrate quan trọng và phổ biến nhất trong thiên nhiên.

- Tinh bột có nhiều trong hạt, củ, quả.

- Cellulose có nhiều trong thân, cành của các loài thực vật. 

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Sợi bông có tỉ lệ cellulose 90% khối lượng

- Công thức chung: (C6H10O5)n, trong đó n có giá trị rất lớn (n của cellulose lớn hơn tinh bột).

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

- Tính chất vật lí ở điều kiện thường.

Tinh bột

Cellulose

Chất rắn.

Màu trắng.

Không mùi, không vị.

Tan một phần trong nước nóng tạo hồ tinh bột.

Không tan trong nước.

  1. Tính chất hoá học

  2. Phản ứng màu của tinh bột với iodine

Ở nhiệt độ thường, hồ tinh bột tác dụng với iodine tạp ra hợp chất có màu xanh tím.

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

→ Iodine là thuốc thử nhận biết tinh bột. Cellulose không có phản ứng này.

* Giải thích: Tinh bột có cấu trúc dạng xoắn lò xo vừa vặn để các nguyên tử idine chui vào tạo nên màu xanh tím đặc trưng. Thực ra đây là hiện tượng hấp phụ chứ không phải phản ứng hoá học.

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

2. Phản ứng thuỷ phân

- Tinh bột bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch acid loãng, tạo thành glucose

(C6H10O5)n + nH2O BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE nC6H12O6

- Tương tự, cellulose cũng bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch acid tạo ra glucose.

- Ở nhiệt độ thường, tinh bột, cellulose thuỷ phân dưới tác dụng của enzyme (trong cơ thể người và động vật).

  1. Ứng dụng

  2. Ứng dụng của tinh bột

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Hình 27.4. Sơ đồ ứng dụng của tinh bột

- Tinh bột và các loại đường cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. 

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Bảng 27.1. Nhu cầu năng lượng và carbohydrate khuyến nghị trong một ngày.

Việc ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể dấn đến nguy cơ bệnh béo phì, tiểu đường,…

→ Cần có chế độ ăn tinh bột hợp lý.

  1. Ứng dụng của cellulose

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Hình 27.5. Sơ đồ một số ứng dụng của cellulose

  1. Sự tạo thành tinh bột và cellulose trong tự nhiên

Cây xanh tạo ra tinh bột và cellulose từ CO2 và H2O, nhờ chất diệp lục và ánh sáng mặt trời. Gọi là quá trình quang hợp.

PTHH: 

6nCO2 + 5nH2BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE  (C6H10O5)n + 6nO2

- Quang hợp có vai trò quan trọng trong tự nhiên:

+ Đối với thực vật:

  • Tinh bột: dự trữ năng lượng.

  • Cellulose: tạo thành tế bào để bảo vệ và định hình tế bào, tạo bộ khung cho thực vật.

BÀI 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

+ Đối với con người, động vật và khí quyển:

  • Tạo carbohydrate làm nguồn thức ăn cho con người và động vật.

  • Hấp thu CO2, cung cấp O2

  • Hấp thu năng lượng làm giảm bớt tăng nhiệt độ khí quyển.

=> Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 27: Tinh bột và cellulose

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Hoá học 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay