Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 10 Kết nối tri thức Chủ đề 9: Tìm hiểu nghề nghiệp
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 9: Tìm hiểu nghề nghiệp sách Hoạt động trải nghiệm 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 9. TÌM HIỂU NGHỀ NGHIỆP
Hoạt động 1. Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương
- Hoạt động sản xuất bao gồm: hoạt động làm ra sản phẩm vật chất phục vụ con người. Hoạt động sản xuất có nhiều ngành như sản xuất lương thực, thực phẩm; sản xuất máy móc, vật liệu xây dựng, công cụ lao động…
- Hoạt động kinh doanh bao gồm: hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lời như bán hàng, đại lí hàng hóa, bán buôn bán lẻ…
- Hoạt động dịch vụ bao gồm: hoạt động nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân, tổ chức để thu tiền công như:
+ Dịch vụ tiêu dùng (nhà hàng, khách sạn, thương mại…)
+ Dịch vụ sản xuất (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng…)
+ Dịch vụ cộng đồng (công nghệ, giáo dục, y tế, khoa học…)
- Thông tin và yêu cầu cơ bản của từng nhóm nghề ở địa phương
Nhóm nghề | Đối tượng lao động | Mục đích lao động | Công việc/ công cụ chủ yếu | Điều kiện lao động | Yêu cầu cơ bản |
Sản xuất | Các vật cụ thể trong tự nhiên (đất đai, cây trồng, vật nuôi… | Làm ra sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại của con người | Nghiên cứu, tìm tòi tạo ra các sản phẩm đa dạng, phong phú phụ vụ nhu cầu của con người. | Chủ yếu làm việc ngoài trời, chịu tác động của các yếu tố thời tiết | Sức khỏe dẻo dai, ít mẫn cảm với các yếu tố thời tiết. |
Kinh doanh | Các loại hàng hóa | Thu mua, phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng và thu lợi nhuận | Nghiên cứu về nhu cầu hàng hóa, thu mua, trưng bày hàng hóa giúp khách hàng lựa chọn. | Có thể bán hàng trong cửa hàng, ngoài chợ, bán hàng rong, thường xuyên di chuyển và tiếp xúc khách hàng | Cởi mở, nhiệt tình, ứng xử khéo léo, có khả năng giao tiếp tốt, có kiến thức về sản phẩm. |
Dịch vụ | Chủ yếu là khách hàng, là người tiêu dùng | Phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân, tổ chức để thu tiền. | Tùy theo các công việc của nghề mà sử dụng công cụ khác nhau. | Làm việc trong nhà, ngoài trời, phân xưởng. | Thân thiện, quan tâm đến mọi người, biết lắng nghe, biết ứng xử thông minh, khéo léo.. |
Hoạt động 2. Xác định cách tìm hiểu các thông tin về nghề/ nhóm nghề em quan tâm ở địa phương
- Đến trực tiếp hỏi những người làm nghề/ nhóm nghề đó.
- Tìm hiểu qua thông tin báo đài.
- Hỏi người thân, bạn bè…
Hoạt động 3. Lập kế hoạch và thực hiện trải nghiệm nghề
- Bước 1. Cá nhân lập kế hoạch trải nghiệm nghề mà em quan tâm ở địa phương.
+ Xác định mục tiêu trải nghiệm nghề
+ Xác định thời gian, địa điểm trải nghiệm nghề.
+ Xác định nội dung, nhiệm vụ, cách thức tiên hành trải nghiệm nghề
+ Xác định phương tiện thực hiện
- Bước 2. Lập kế hoạch trải nghiệm nghề ở địa phương theo nhóm
- Bước 3. Trình bày kế hoạch trải nghiệm nghề em quan tâm ở địa phương.
- Bước 4. Thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề/ nhóm nghề.
+ Triển khai công việc, liên hệ hộ gia đình hoặc chủ cơ sở sản xuất mà nhóm quan tâm.
+ Thực hiện tham quan, phỏng vấn và làm một số công việc của nghề khi trải nghiệm. Trong quá trình tham quan cần chú ý:
- Trong quá trình tham quan, chú ý tìm hiểu, quan sát những hoạt động của người lao động và những nhiệm vụ chủ yếu của nghề; cách thức người lao động sử dụng các thiết bị, dụng cụ lao động…
- Ghi tóm tắt nội dung tìm hiểu, quan sát được theo nhiệm vụ được phân công.
- Khi phỏng vấn cần thu thập thông tin về nghề, nhóm nghề HS quan tâm.
- Thực hiện một số công việc của nghề các em có thể tham gia để trải nghiệm.
- Kết thúc buổi trải nghiệm cần phải gửi lời cảm ơn.
Hoạt động 4. Rèn luyện bản thân theo yêu cầu của nghề em quan tâm
+ Tìm hiểu phẩm chất, năng lực cần có của người lao động qua yêu cầu của nhà tuyển dụng: Gặp gỡ những người làm nhiệm vụ tuyển dụng lao động hoặc tìm đọc trên các báo (báo Đầu tư, báo Lao động,...), tra cứu trên internet để tìm hiểu năng lực, phẩm chất cần có của người lao động làm nghề mà em quan tâm. Phân tích phẩm chất, năng lực đó và đối chiếu với bản thân để xác định những phẩm chất, năng lực em cẩn rèn luyện cho phủ hợp với yêu cầu tuyến dụng của nghề em quan tâm.
+ Rèn luyện bản thân theo yêu cầu của nghề em quan tâm.