Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 03:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Tại sao trong thời kỳ hưng thịnh (thế kỷ IX - XV), vương quốc Campuchia có thể xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như Angkor Wat và Angkor Thom?

A. Do nhà nước huy động toàn bộ nhân lực nô lệ và lao động cưỡng bức.

B. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nông nghiệp và thương mại.

C. Do tiếp thu kỹ thuật xây dựng từ Trung Quốc và Ấn Độ.

D. Vì có sự giúp đỡ từ các nước láng giềng trong việc xây dựng.

Câu 2: So với vương quốc Lan Xang, yếu tố nào giúp vương quốc Campuchia đạt đến đỉnh cao quyền lực sớm hơn?

A. Hệ thống sông ngòi và đất đai màu mỡ tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.

B. Có sự giao thương rộng lớn với các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.

C. Có chính sách đối nội và đối ngoại linh hoạt hơn.

D. Có nền tảng văn hóa Hindu giáo mạnh mẽ hơn.

Câu 3: Nếu bạn là một cố vấn cho vua Campuchia vào cuối thế kỷ XV, bạn sẽ đề xuất chính sách nào để giúp vương quốc tránh khỏi suy yếu và sụp đổ?

A. Xây dựng một đội quân mạnh mẽ để mở rộng lãnh thổ, chống lại các cuộc xâm lược từ Xiêm và Đại Việt.

B. Củng cố nội bộ, hạn chế xung đột phe phái, khuyến khích sản xuất và giao thương.

C. Chuyển hướng tập trung vào phát triển thương mại biển thay vì nông nghiệp.

D. Áp dụng mô hình cai trị theo kiểu Trung Quốc để kiểm soát tốt hơn.

Câu 4: Vì sao tôn giáo Hindu giáo và Phật giáo lại ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc và văn hóa của Campuchia?

A. Vì Campuchia từng là thuộc địa của các vương quốc theo Hindu giáo và Phật giáo.

B. Vì các triều đại vua Campuchia đều bắt buộc dân chúng phải theo hai tôn giáo này.

C. Vì các thương nhân Ấn Độ truyền bá văn hóa và tôn giáo từ rất sớm.

D. Vì giới quý tộc và hoàng gia Campuchia coi tôn giáo này là biểu tượng của quyền lực.

Câu 5: Hãy chọn bài học quan trọng nhất mà Campuchia có thể rút ra từ sự suy yếu của vương quốc mình trong lịch sử:

A. Một đất nước không thể phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế nông nghiệp.

B. Phải có một chính quyền trung ương mạnh và kiểm soát tốt quân đội.

C. Phải tránh mở rộng lãnh thổ quá mức để không đối đầu với nhiều kẻ thù.

D. Văn hóa bản địa cần được bảo vệ, không nên chịu ảnh hưởng của nước ngoài.

Câu 6: Thời kì phát triển huy hoàng của Vương quốc Cam-pu-chia là 

A. Thời kì huy hoàng.

B. Thời kì Chân Lạp.

C. Thời kì hoàng kim.

D. Thời kì Ăng-co.

Câu 7: Chủ nhân đầu tiên sinh sống trên đất Lào là

A. Người Khmer.

B. Người Lào Thơng.

C. Người Lào Lùm.

D. Người Xiêng Khoảng.

Câu 8: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm                   

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên?

A. Đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ

B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt

C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt

D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt

Câu 9: Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là

A. Hà Bổng, Hà Trương

B. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc

C. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông

D. Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh

Câu 10: Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng?

A. Sống ở vùng đồi núi

B. Sống ở những vùng thấp

C. Sống trên sông nước

D. Du canh du cư

Câu 11: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ I đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?

A. Thời kì thịnh đạt.

B. Thời kì Ăng-co.

C. Thời kì hoàng kim.

D. Thời kì Bay-on.

Câu 12: Giay-a-vac-man VII làm vua ở Cam-pu-chia được bao nhiêu năm?

A. 20 năm.

B. 18 năm.

C. 9 năm.

D. 7 năm.

Câu 13: Dưới thời Giay-a-vac-man VII, quân Cam-pu-chia đã biến vương quốc nào thành một tỉnh của Ăng-co?

A. Thái Lan.

B. Chăm-pa.

C. Chân Lạp

D. Mã Lai.

Câu 14:  Chậu A Nụ là lãnh tụ của phong trào nào ở Lào?

A. Khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến

B. Khởi nghĩa chống ách thống trị của Xiêm

C. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

D. Cải cách – duy tân phát triển đất nước

Câu 15: Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?

A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài

B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược

C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị

D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về văn hóa Campuchia thời kỳ Ăng-co

a) Các truyền thuyết và thần thoại Cam-pu-chia thường chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ.

b) Chữ viết Khơ-me hoàn chỉnh hơn nhờ sự du nhập văn hóa Mã Lai.

c) Các truyện thơ và văn học dân gian phản ánh rõ nét đời sống và tín ngưỡng của người Khơ-me.

d) Văn hóa Cam-pu-chia không chịu ảnh hưởng từ các yếu tố tôn giáo bên ngoài.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về sự hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia:

a) Vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ vào năm 802 và đặt tên nước là Cam-pu-chia.

b) Thời kỳ Ăng-co kéo dài từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XV.

c) Vương quốc Cam-pu-chia bị suy yếu từ thế kỷ XV và phải chuyển kinh đô về phía Nam Biển Hồ.

d) Năm 802, Cam-pu-chia trở thành trung tâm văn hóa lớn của Trung Quốc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay