Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 01:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Vương quốc Lan Xang được thành lập vào năm 1353 trong bối cảnh nào?

A. Vùng đất Lào bị chia cắt bởi nhiều tiểu quốc, chiến tranh liên miên.

B. Vương quốc Campuchia suy yếu, tạo cơ hội cho sự hình thành Lan Xang.

C. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ giúp thống nhất các bộ tộc Lào.

D. Các cuộc chiến tranh với Đại Việt và Xiêm buộc các bộ tộc phải liên minh.

Câu 2: Điểm giống nhau giữa sự phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang (thế kỷ XV - XVII) với thời kỳ hưng thịnh của vương quốc Campuchia là gì?

A. Đều có sự mở rộng lãnh thổ nhờ chinh phạt các nước láng giềng.

B. Cả hai vương quốc đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.

C. Đều phát triển dựa trên nền kinh tế thương mại biển phát triển rực rỡ.

D. Cả hai vương quốc đều bị sáp nhập hoàn toàn vào các đế chế khác sau thời kỳ suy yếu.

Câu 3: Vị vua nào được coi là người đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của vương quốc Lan Xang?

A. Fa Ngum

B. Sulinyavongsa

C. Setthathirath

D. Vientiane

Câu 4: Tại sao vào thế kỷ XVIII, vương quốc Lan Xang bị chia cắt thành ba tiểu quốc?

A. Do tranh giành quyền lực giữa các dòng họ quý tộc.

B. Do cuộc xâm lược từ Xiêm và Đại Việt.

C. Do suy thoái kinh tế và sự mất ổn định trong xã hội.

D. Do chính sách cai trị hà khắc của triều đình làm nhân dân nổi dậy.

Câu 5: Bài học lịch sử quan trọng từ sự suy yếu của vương quốc Lan Xang có thể rút ra là gì?

A. Một quốc gia muốn tồn tại lâu dài phải có nền kinh tế thương mại mạnh.

B. Việc duy trì một chính quyền trung ương vững mạnh là yếu tố quyết định sự tồn vong.

C. Văn hóa bản địa cần được ưu tiên hơn so với ảnh hưởng từ bên ngoài.

D. Sự đoàn kết giữa các dân tộc không quan trọng bằng sức mạnh quân sự.

Câu 6: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

A. Đánh du kích

B. Phòng thủ

C. Đánh lâu dài

D. "Tiến công trước để tự vệ"

Câu 7: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 8: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.

B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ.

C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.

D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.

Câu 9: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:

A. Đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống

B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.

C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 10: Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là

A. Người Môn

B. Người Khơme

C. Người Chăm

D. Người Thái

Câu 11: Người Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa

A. Việt

B. Ấn Độ

C. Trung Quốc

D. Thái

Câu 12: Vương quốc Campuchia được hình thành từ

A. Thế kỉ V

B. Thế kỉ VI

C. Thế kỉ IX

D. Thế kỉ XIII

Câu 13: Ý không phản ánh đúng nét nổi bật của Campuchia thời kì phát triển nhất (thế kỉ IX – XV) là

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…).

C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.

D. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.

Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng vai trò của sông Mê Công đối với nước Lào

A. Là nguồn thủy văn dồi dào

B. Là trục giao thông của đất nước

C. Là yếu tố của sự thống nhất nước Lào về địa lí

D. Là biên giới tự nhiên giữa Lào và Việt Nam.

Câu 15: Chủ nhân đầu tiên của Lào là

A. Người Khơme

B. Người Lào Lùm

C. Người Lào Thơng

D. Người Môn cổ

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tín ngưỡng và tôn giáo của người Khơ-me

a) Hin-đu giáo và Phật giáo phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này.

b) Tín ngưỡng của người Khơ-me không bị ảnh hưởng từ Ấn Độ.

c) Người Khơ-me chỉ tin vào tín ngưỡng phồn thực.

d) Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian như cầu mưa, tín ngưỡng phồn thực.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chữ viết và văn học Cam-pu-chia:

a) Chữ Khơ-me được hoàn chỉnh hơn qua các thời kỳ.

b) Văn học dân gian bị mai một trong thời kỳ Ăng-co.

c) Văn học viết phát triển với các thể loại như thần thoại, truyện thơ.

d) Văn học Cam-pu-chia không có ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay