Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Thực hành tiếng Việt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ (THƠ) 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT

I. Lý thuyết

(1) Đặc điểm: Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu nhạc tính, giàu chất tạo hình; có khả năng diễn đạt đầy đủ và chính xác tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.

+ Các giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc đều được phản ánh trong ngôn ngữ của dân tộc ấy. Tiếng Việt là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt. Giữ gìn và phát triển tiếng Việt cung chính là giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc.

(2)

+ Các từ chỉ lúa gạo trong tiếng Việt như: cơm, thóc, tấm,....

=> Qua đó có thể thấy tiếng Việt vô cùng phong phú. Đây là bằng chứng chứng tỏ dấu ấn văn hóa nông nghiệp được phản ánh trong ngôn ngữ. Tiếng Viêt là một bộ phận cấ thành nền văn hóa Việt, do đó, giữ gìn phát triển tiếng Việt cũng chính là giữ gìn phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

(3) Để giữ gìn và phát triển tiếng Việt, khi giao tiếp chúng ta cần phải tuân thủ theo những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, từng vựng, ngữ pháp.... bên cạnh đó chúng ta cần phải tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ) để có thể diễn tả chính xác những khá niệm mới đồng thời làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc.

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK trang 13)

Tiếng Việt có các màu xanh ở đủ mọi mức độ và sắc thái: xanh biếc, xanh rờn, xanh rì, xanh thắm, xanh xao, xanh lè, xanh lét.... Mặc dù trong ngôn ngữ dân tộc từ ngữ chỉ màu xanh đã rất phong phú nhưng qua ngòi bút của các nhà thơ, chúng ta lại thấy màu xanh xuất hiện với nhiều sắc độ mới mẻ, độc đáo.

a. Trong câu thơ Vườn ai mướt qua xanh như ngọc, chúng ta có thể hình dung về màu xanh mơn mởn của khu vườn và màu xanh ở đây được so sánh với “ngọc”. Lưu ý cách diễn đạt “xanh như ngọc” giàu hình ảnh, có sức biểu cảm hơn so với xanh ngọc.

b. Trong dòng thờ trên màu xanh trên hiện ra với một sắc thái mới. Rất đặc biệt, được thể hiện qua cách kết hợp từ ngữ độc đáo: “màu xanh” + “thời gian”.

c. Trong hai dòng thơ trên, màu xanh hiện ra với sắc độ đậm đặc, được thể hiện qua cách diễn đạt vô cùng đặc biệt, giàu cảm xúc: xanh như rút ruột mà xanh, biếc như vặn mình mà biếc.

d. Trong ngữ liệu đã cho, màu xanh được miêu tả cũng rất đặc biệt. Đó là màu xanh của thảm cỏ trải dài đến tận chân trời.

Bài tập 2 (SGK trang 13)

Những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình ngân hàng + X: ngân hàng máu, ngân hàng tế bào gốc....

Bài tập 3 (SGK trang 13-14)

a. 

Sở dĩ người viết sử dụng từ trekking trong tiêu đề và bài viết vì trong tiếng Việt không có từ có nghĩa tương đương. Trong ngữ liệu, người viết đã sử dụng một cụm từ dài hoạt động thám hiểm, du lịch, đi bộ đường dài để nói về trekking.

b. 

Chúng ta có thể gặp những từ ngữ tiếng nước ngoài như vậy trong lĩnh vực du lịch: homestay, farmstay, hiking...

c.

Đây là các từ ngữ chưa có từ ngữ tiếng Việt tương đương (chúng ta sẽ phải dùng một cụm từ dài để giải thích các khái niệm này), vì vậy, việc tiếp nhận những yếu tố mới có thể giúp diễn tả chính xác những khái niệm mới. Bên cạnh đó, cần phân biệt trường hợp này với trường hợp trộn lẫn tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi nói/viết và trường hợp sử dụng các từ ngữ tiếng nước ngoài khi đã có từ ngữ tiếng Việt tương đương.

Bài tập 4 (SGK trang 14)

Có nhiều từ ngữ nước ngoài như (album, email, file...) được người Việt ưa dùng trong nhiều bối cảnh giao tiếp, trong khi vẫn có giải pháp thay thế (ví dụ: dùng tập ảnh thay cho album, thư điện tử thay cho email, tập tin thay cho file). Nguyên nhân là các từ ngữ tiếng nước ngoài này đã trở nên thông dụng có tính chất quốc tế và dần trở thành một bộ phận trong ngôn ngữ của người Việt (được ghi vào từ điển tiếng Việt).

Bài tập 5 (SGK trang 14)

a. đóng băng: nước kết đọng lại thành tảng lớn ở những nơi đó khí hậu rất lạnh.

b. đóng băng: ở trạng thái ngừng hẳn lại, không tiến triển, không hoạt động được do chịu sự tác động nào đó.

Trong hai trường hợp đã cho, trường hợp b từ ngữ được dùng theo nghĩa mới.

Bài tập 6 (SGK trang 14)

Tiếng ghi ta là âm thanh nhưng ở đây được tác giả hình dung như một vật thể có màu sắc (tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy) có hình khối (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan); được hình dung như một cơ thể sống có thể chảy máu (tiếng ghi ta ròng/máu chảy), có thể chôn cất (không ai chôn cất tiếng đàn).... Những cách kết hợp từ ngữ trong đoạn thơ rất độc đáo, làm tăng sức biểu cảm và giàu sức gợi hình cho VB.

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Thực hành tiếng Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay