Nội dung chính ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 1 Thực hành Tiếng Việt ( trang 16)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1 Thực hành Tiếng Việt ( trang 16) sách ngữ văn 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT BIỆT NGỮ XÃ HỘI

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

- Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng được sử dụng cho một nhóm đối tượng nhất định trong phạm vi hẹp.

- Đặc điểm

+ Biệt ngữ xã hội có đặc điểm riêng về ngữ âm

+ Biệt ngữ xã hội có đặc điểm riêng về ngữ nghĩa. 

  • Do có những đặc điểm riêng khác biệt như vậy nên nó sẽ được in nghiêng và đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.
  • Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ có những người có mối quan hệ riêng với nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, sinh hoạt sở thích… và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.

- Lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội

+ Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp

+ Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ xã hội để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực.

  1. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1.

  1. “Gà” là biệt ngữ. Dấu ngoặc kép và sự khác thường về nghĩa của từ “gà” cho ta biết điều đó. “Gà” dùng để chỉ những học sinh được chọn tuyển để thi đấu ( liên hệ đến gà chọi).
  2. “Tủ” là biệt ngữ. Trong câu này nghĩa của từ “tủ” được dùng không thông dụng, hoàn toàn khác nghĩa gốc – một dấu hiệu đặc trưng của biệt ngữ. Từ “tủ” có nghĩa là chỉ tập trung học một nội dung nào đó để thi theo kiểu may rủi, nếu trúng đề thì làm bài tốt.

Bài tập 2.

- Câu dẫn có sử dụng biệt ngữ “đánh một tiếng bạc lớn”. Khi dùng biệt ngữ đó, tác giả biết rằng số đông độc giả sẽ cảm thấy lạ, khó hiểu. Do vậy, tác giả thấy cần giải thích để người đọc hiểu được nghĩa của câu.

- Cụm từ đặt trong ngoặc kép, được tác giả sử dụng với mục đích tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mờ ám, không muốn để người ngoài biết được.

Bài tập 3.

- Biệt ngữ nêu ở bài tập này đều lấy từ tác phẩm văn học viết về cuộc sống của những người làm nghề đặc biệt trong xã hội cũ, thường chỉ đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong phạm vi hẹp. Nhờ những biệt ngữ như vậy, người đọc được hiểu thêm về cung cách sinh hoạt, cách nói năng của những đối tượng khá đặc biệt, rất xa lạ so với cuộc sống hiện nay.

- Đọc tác phẩm văn học gặp những biệt ngữ như vậy, người đọc cần tìm hiểu nghĩa của chúng được nêu ở cước chú. Trường hợp không có cước chú cần tìm hiểu từ nguồn khác, ví dụ như internet hoặc từ điển tiếng việt để nắm được nghĩa của từ biệt ngữ.

Bài tập 4.

+ Ở trường hợp a “lầy” là biệt ngữ. Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn bè một cách suồng sã, có thể sử dụng từ “lầy” với nghĩa là lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. Nhưng khi nói với bố như trong ngữ cảnh này sử dụng biệt ngữ lầy hoàn toàn không phù hợp.

+ Ở trường hợp b biệt ngữ hem có nghĩa là “không” theo cách nói của lớp trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này dùng biệt ngữ cũng không phù hợp vì người nói cần trả lời một cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan tâm đến trạng thái tâm lý của một người bạn khác.

=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 1 Ôn tập thực hành tiếng việt: Biệt ngữ xã hội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay