Nội dung chính ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 2: Thực hành tiếng Việt ( trang 45)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Thực hành tiếng Việt ( trang 45) sách ngữ văn 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

TIẾT   : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH

 

  1. KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA TỪ TƯỢNG THANH VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH.
  2. Khái niệm

+ Từ tượng hình: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Trên thực tế, phần lớn từ tượng hình là từ láy. Tuy nhiên, vẫn có một số từ tượng hình không phải từ láy, ví dụ: chỏng quèo

+ Từ tượng thanh: Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Trong đó, "tượng" tức là mô phỏng và "thanh" là âm thanh. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy

  1. Tác dụng

+ Từ tượng hình và từ tượng thanh có khả năng gợi được hình ảnh, âm thanh rất cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu sắc. Do đó, chúng có giá trị miêu tả và giá trị biểu cảm rất cao.

 + Khi được sử dụng trong văn miêu tả và văn tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh có thể góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều cử, chỉ, dáng vẻ và âm thanh khác nhau. 

+ Từ tượng hình và từ tượng thanh là lớp từ có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, khi sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh thì cũng cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng 2 loại từ này, phải sử dụng đúng hoàn cảnh, đúng mục đích thì từ tượng hình và từ tượng thanh mới phát huy được đúng công dụng của chúng. Nếu lạm dụng từ tượng hình và từ tượng thanh thì sẽ gây nên tình trạng phản tác dụng.

  1. GỢI Ý ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP

Bài tập 1.

  1. Từ tượng hình: tẻo teo, lơ lửng, quanh co….
  2. Từ tượng thanh: líu lo, từ tượng hình: vắt vẻo
  3. Từ tượng thanh: lích chích; từ tượng hình: phập phồng

Bài tập 2.

  1. Đoạn thơ có sử dụng từ tượng hình: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh

+ Từ lập lòe gợi ánh sáng chợt lóe lên, chợt tắt đi của đom đóm, làm nổi bật thêm cái tối của những ngõ nhỏ và sự im ắng, tĩnh lặng của đêm khuya.

+ Từ phất phơ miêu tả sự lay động khẽ khàng của làn khói mỏng trong buổi chiều thu khi tiết trời se lạnh, gợi được cả làn gió nhẹ.

+ Từ lóng lánh  gợi hình ảnh ánh trăng được phản chiếu từ mặt ao thu, khi làn nước trong trẻo xao động

b.Đoạn thơ có các từ tượng hình như: lơ lửng, lững thững; từ tượng thanh: véo von, ồn ào

+ Từ lơ lửng tả hình ảnh những đám mây như treo lên lưng chừng trời, gợi vẻ đẹp bình yên.

+ Từ lững thững gợi tả dáng đi thong thả của những người nông dân bước ra khỏi cổng làng, bắt đầu một ngày lao động mà như “đi vào nắng mai”

+ Từ véo von gợi tiếng chim trong trẻo, tươi vui như tiếng trẻ thơ; từ ồn ào gợi không khí sôi động nơi cổng làng vào buổi sớm mai.

Bài tập 3.

  1. a. Các từ tượng hình: li ti

Từ tượng thanh: lao xao, vù vù, líu ríu

b.Tác dụng

+ Từ tượng hình li ti nhằm diễn tả bộ lông độc đáo của loài chim manh manh mỏ đỏ,

+ Từ tượng thanh lao xao diễn tả khung cảnh một vùng đất yên bình, có nắng và có gió nhè nhẹ.

=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 2: Biện pháp tu từ đảo ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay