Nội dung chính ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 4: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4 Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu sách ngữ văn 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
VĂN BẢN 1: LỄ XƯỚNG DANH KHOA ĐINH DẬU
- TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả
- Trần Tế Xương (1870-1907) quê ở Nam Định, là người có tài nhưng lận đận thi cử, đỗ Tú tài nên thường được gọi là Tú Xương
- Thơ ông đậm chất trữ tình và chất trào phúng, phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến nước ta cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Một số bài thơ Nôm tiêu biểu của Trần Tế Xương: Năm mới chúc nhau, Thương vợ, Áo bông che bạn, …
- Tác phẩm
Văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu còn có tên gọi khác là Vịnh khoa thi hương, được sáng tác năm 1897, là bài thơ thuộc đề tài thi cử, thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và con đường khoa cử của riêng ông.
ai trường hợp là thủ pháp đối; quan sứ >< mụ đầm (danh xưng của một chức vụ quan trọng >< danh xưng thường được dùng với thái độ giễu cợt) -> Tiếng cười châm biếm sâu cay
=> Hai câu luận vạch trần sự nhếch nhác, tuỳ tiện của khoa cử thời bấy giờ và báo hiệu một sự sa sút về chất lượng trong thi cử; đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc
- TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
- Sự xáo trộn của trường thi
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
- Bề ngoài thì bình thường: Một kì thi theo đúng thời gian thông lệ: Ba năm một lần.
- Điểm đặc biệt: Trường Nam thi “lẫn” với trường Hà. Người tổ chức không phải là triều đình mà là “nhà nước”.
=> Cách thức tổ chức bất thường, báo hiệu sự thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử đồng thời qua đây ta cũng thấy được tình cảnh của đất nước cũng như sự áp đảo của ngoại bang thời bấy giờ.
=> Hai câu đề tả không khí, bối cảnh chung của kì thi Hương năm Đinh Dậu 1897. Hai câu này đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cùng bộc lộ nỗi buồn sâu lắng của tác giả trước cảnh đất nước bị mất quyền độc lập, tự chủ
- Hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
- Hình ảnh: Sĩ tử lôi thôi, vai đeo lọ -> thể hiện sự luộm thuộm, vất vả, bế tắc.
- Quan trường ậm oẹ, miệng thét loa -> ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái ra oai giả vờ, ra oai gượng gạo
- Biện pháp tu từ đảo ngữ và đối (lôi thôi sĩ tử >< ậm oẹ quan trường) -> nhấn mạnh ấn tượng của tác giả đối với các nhân vật trong kì thi Hương năm 1897.
- Tác dụng:
+ Khắc sâu ấn tượng về sự nhếch nhác, “lôi thôi” của các sĩ tử và nói năng tỏ vẻ ra oai “ậm oẹ” của đám quan trường; đồng thời tạo hiệu quả gây cười.
+ Giúp người đọc hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ, lời nói của các đối tượng; đồng thời cũng giúp cho người đọc hình dung được bức tranh về một cảnh quan trường nhốn nháo, thiếu vẻ trang nghiêm; cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ cũng như sự suy tàn của một nền học vấn, kì thi không nghiêm túc, không hiệu quả
=> Hai câu thực giới thiệu hai kiểu nhân vật vốn là chủ nhân nơi trường thi nhưng đã bị biếm họa thành hình ảnh những nhếch nhác, kém cỏi, thảm hại, thiếu tư cách và không phù hợp với khung cảnh thi cử.
- Sự hiện diện của những người nước ngoài trong trường thi
- Trường hợp quan sứ: hình ảnh “cờ kép rợp trời” (thể hiện sự đón tiếp trang nghiêm, linh đình) được đặt ở đầu câu tạo ấn tượng về sự phô phang, thị oai -> Tiếng cười đả kích.
- Trường hợp mụ đầm: hình ảnh váy lê quét đất (cách ăn mặc thể hiện sự loè loẹt, lố lăng) đặt ở đầu câu tạo ấn tượng về sự phô trương, kệch cỡm -> Tiếng cười đả kích.
-> Hình ảnh quan sứ và mụ đầm được thể hiện một cách phô trương, hình thức, không phù hợp với lễ nghi của một kì thi.
- Kết hợp hai trường hợp là thủ pháp đối; quan sứ >< mụ đầm (danh xưng của một chức vụ quan trọng >< danh xưng thường được dùng với thái độ giễu cợt) -> Tiếng cười châm biếm sâu cay.
=> Hai câu luận vạch trần sự nhếch nhác, tuỳ tiện của khoa cử thời bấy giờ và báo hiệu một sự sa sút về chất lượng trong thi cử; đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.
- Sự thức tỉnh các kẻ sĩ và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh nước mất
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
- Giọng thơ trữ tình có tác dụng lay gọi, thức tỉnh lương tri, lương tâm của các sĩ tử
- Nhân tài đất Bắc có thể hiểu là quan trường/ sĩ tử/ những người tài giỏi khác trong thời đại ấy/ mọi người Việt Nam có lương tri, biết trăn trở trước tình cảnh của dân tộc
-> Câu thơ là tiếng gọi hướng những ai biết nghĩ đến nỗi nhục vong quốc và tự hào về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta thì hãy “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”
+ Ngoảnh cổ: thái độ, tâm thế không cam tâm sống mãi trong cảnh đời nô lệ
+ Cảnh nước nhà: ý nói về hiện trạng đất nước và nỗi nhục mất nước
- Tâm trạng, thái độ của tác giả:
+ Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước.
+ Thể hiện thái độ yêu nước, căm ghét bọn thực dân xâm lược và thể hiện mong muốn thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc
+ Thái độ mỉa mai, buồn chán, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời, đối với con đường khoa cử của riêng ông và với hiện thực của nước nhà
=> Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình. Qua đó là nổi bật lên tâm trạng của nhà thơ: Buồn chán trước cảnh thi cử và hiện thực nước nhà.
III. KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI
- Ngôn ngữ
- Nhẹ nhàng nhưng hàm chứa ý trào phúng mỉa mai sâu cay.
- Đặc sắc bố cục thể loại
- Tuân thủ theo đúng luật thơ đường luật thất ngôn bát cú.
- Kết hợp hài hoà giữa trào phúng và trữ tình.
=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bà 4: Lễ xướng danh khoa đinh dậu