Nội dung chính ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 5: Thực hành Tiếng Việt ( trang 107)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5 Thực hành Tiếng Việt ( trang 107) sách ngữ văn 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CÂU HỎI TU TỪ
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Nhận biết câu hỏi tu từ thông qua các ví dụ
- Ví dụ 1
- Có đi xem phim với tớ không?
- Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập đến thế à?
=> Câu thứ nhất có mục đích hỏi. Câu thứ hai có hình thức là câu hỏi nhưng biểu hiện sự từ chối, vậy nên câu thứ hai là câu hỏi tu từ
- Ví dụ 2
Mẹ ơi trên mây có người gọi con:
"Bọn tớ chơi từ khi thức dậy đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây".
"Mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo - "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?"
(Ta- go, Mây và sóng)
Câu "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” là câu có mục đích hỏi, "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" dùng hình thức câu hỏi nhưng là để khẳng định (không thể lên đó được). Vậy câu "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" là câu hỏi tu từ
=> Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc, …
- Tác dụng của câu hỏi tu từ
- Trong giao tiếp, câu hỏi tu từ nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc, người nghe, làm cho lời nói thêm uyển chuyển, giàu sắc thái biểu cảm
- Câu hỏi tu từ được dùng trong văn học nhằm tăng sắc thái gợi cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa, tạo hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm
II, GỢI Ý TRẢ LỜI BÀI TẬP
Bài tập 1.
- Các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang: Đâu có là thế nào? Thế này là thế nào? Lại còn phải bảo cái đó à? Những người quý phái mặc ngược hoa à? Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không? Thế nào?
- Những câu hỏi đó là câu hỏi tu từ bởi vì:
+ Có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc một câu
+ Câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm khẳng định, hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt đến người khác
+ Thông tin được truyền đạt phải dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc, người nghe
+ Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vấn đề nào đó
+ Được dùng theo cách nói ẩn dụ, nhằm thể hiện sắc thái biểu đạt
+ Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được người nói, người viết nhắc đến trong câu.
Bài tập 2.
Các câu hỏi tu từ ở bài tập 1: Đâu có là thế nào? Thế này là thế nào? Lại còn phải bảo cái đó à? Những người quý phái mặc ngược hoa à? Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không? Thế nào?
=> Viết lại:
- Đâu có thế.
- Thế à.
- Điều này không cần phải bảo
- Những người quý phái mặc ngược hoa.
- Tôi mặc sát như này bác xem đi.
=> Khi chuyển từ câu hỏi tu từ sang câu kể làm mất đi ý nghĩa hàm ẩn của người nói và sắc thái của câu.
Bài tập 3.
- Tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài, làm sao mà tôi đến sớm hơn được?
- Hãy thong thả, chú mình đi đâu mà vội thế?
Bài tập 4.
Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn là câu hỏi tu từ vì mặc dù có hình thức là câu hỏi với những từ để hỏi như có phải, phải chăng và kết thúc bằng dấu hỏi nhưng các câu này đều nhằm khẳng định những ý được nêu trong câu
Bài tập 5.
- Món quà này thật là quý giá, chắc mẹ mua khó lắm đúng không?
- Phải chăng, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam mà Vua ban là thể hiện thái độ căm thù với quân giặc chứ không phải do cố ý?
=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 5: Câu hỏi tu từ