Nội dung chính sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 29: Virus

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 29: Virus sách Sinh học 10 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG 6. VIRUS VÀ ỨNG DỤNG

BÀI 29: VIRUS

  1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS 
  2. Khái niệm

Trả lời:

CH1. 

- Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có cấu tạo rất đơn giản, chỉ có phần lõi là DNA hoặc RNA và lớp vỏ protein; kích thước siêu nhỏ (khoảng 20-300nm). Chúng sống kí sinh nội bào bắt buộc, không thể nhân lên và thực hiện các hoạt động chuyển hóa bên ngoài tế bào vật chủ.  

- Đặc điểm: 

+ Virus có kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh năng lượng, không có hiện tượng sinh trưởng, không phân cách thành 2 phần bằng nhau. Không mẫn cảm với các chất kháng sinh. 

+ Trong điều kiện ngoài cơ thể chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học không sống và có khả năng truyền nhiễm. 

LT: HS tham khảo file đính kèm phía dưới hoạt động. 

  1. Cấu tạo và phân loại virus

Trả lời:

+ Virus cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là lõi nucleic acid và vỏ capsid.

+ Nucleic acid của virus có đặc điểm: là một chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

+ Vỏ capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein là capsomer,được sắp xếp bao quanh lõi nucleic acid. 

+ Một số virus có thêm vỏ ngoài, vỏ ngoài được cấu tạo gồm lớp kép phospholipid và protein, trên vỏ ngoài chứa các gai glycoprotein. 

CH2: Nêu cấu tạo của virus

+ Lõi nucleic acid: DNA hoặc RNA ( chuỗi đơn hoặc chuỗi kép)

+ Lớp vỏ: Virus trần:  vỏ capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein là capsomer. Virus có vỏ ngoài có thêm gồm lớp kép phospholipid và protein, trên vỏ ngoài có các gai glycoprotein. 

CH3: Trình bày các tiêu chí phân loại virus.

(1) Dựa vào lớp vỏ ngoài: chia 2 loại Virus trần và  Virus có vỏ ngoài

(2) Dựa vào sự sắp xếp của capsomer : chia 4 loại virus: virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối, virus hình cầu, virus có cấu trúc vừa khối vừa xoắn

(3) Dựa vào vật chất di truyền: chia 2 loại: virus DNA và virus RNA

(4) Dựa vào đối tượng vật chủ: chia 4 loại: virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí dinh ở thực vật, virus kí dinh ở động vật và người.

LT:

(1) Virut kí sinh ở vi sinh vật
+ Phage T2, T4, T5

(2) Virut kí sinh ở thực vật

+ Virus khảm thuốc lá

+ Virus xoăn lá cà chua, 

+ Virus gây bệnh lùn xoắn lá ở lúa.

(3) Virut kí sinh ở động vật và con người

-Virus SASR-CoV-2

-Virus HIV

-Virus đậu mùa

-Virus cúm

  1. QUÁ TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO CHỦ
  2. Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ.

HS hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của GV. 

LT3: HS tham khỏa file đính kèm phía dưới hoạt động.

LT4: Vì sự xâm nhập của virus cần có sự gắn đặc hiệu giữa phân tử bề mặt của virus vào thụ thể bề mặt của tế bào vật chủ theo nguyên tắc chìa và khóa. Virus chỉ có thể tìm thấy đặc hiệu trên một hoặc một số tế bào vật chủ nhất định. 







  1. Chu trình tan, tiềm tan và cơ chế gây bệnh của virus. 
  2. Chu trình tan, tiềm tan

Trả lời:

CH7:

- Chu trình tan: Virus xâm nhập vào tế bào vật chủ, nhân lên tạo vô số virus mới và phá vỡ, làm tan tế bào vật chủ. 

- Chu trình tiềm tan: Ngược lại với chu trình tan làm chết tế bào vật chủ, chu trình tiềm tan cho phép hệ gene của virus có thể tái bản, chúng không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào vật chủ. 

- Những virus có khả năng dùng cả 2 chu trình trong một tế bào vật chủ gọi là virus ôn hòa (phage )

LT5: Ở phage λ khi virus xâm nhập vào tế bào vật chủ có thể tiến hành theo cả 2 chu trình, lõi DNA có thể nhân lên tạo vô số virus mới và làm tan tế bào. Tuy nhiên hệ gene của phage có thể cài xen vào hệ gene của tế bào vật chủ. Do đó chúng nhân lên và tạo ra quần thể tiền phage. Các tiền phage có thể chuyển sang chu trình tan. 

  1. Cơ chế gây bệnh của virus

Trả lời:

- Virus xâm nhập vào tế bào vật chủ và nhân lên rất nhanh tạo nhiều virus mới. 

- Virus mới phá vỡ tế bào để chui ra ngoài và tiếp tục xâm nhập vào nhiều tế bào khác xung quanh. Điều đó làm tổn thương mô và cơ quan, làm cho cơ thể bị bệnh ở cơ quan có virus xâm nhập hoặc làm nặng hơn các bệnh nền vốn có của vật chủ.

=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 29: Virus (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay