Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Vi sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng quang tự dưỡng?
A. Vi khuẩn lam, tảo đơn bào
B. Nấm, động vật nguyên sinh
C. Vi khuẩn không quang hợp
D. Vi khuẩn nitrate hóa
Câu 2: Vi sinh vật có thể được phân loại thành bao nhiêu nhóm chính dựa trên đặc điểm cấu tạo tế bào?
A. 3 nhóm
B. 2 nhóm
C. 4 nhóm
D. 5 nhóm
Câu 3: Một trong những thành tựu của công nghệ tế bào động vật là gì?
A. Cấy ghép mô tế bào cho cây trồng.
B. Ứng dụng tế bào gốc để điều trị các tổn thương về da và mắt.
C. Tạo ra các giống cây trồng mới từ tế bào động vật.
D. Chuyển gene của động vật thành cây trồng.
Câu 4: Tính toàn năng của tế bào có ý nghĩa như thế nào trong công nghệ tế bào?
A. Tế bào có khả năng tạo ra bất kỳ tế bào nào trong cơ thể.
B. Tế bào chỉ có thể tạo ra các tế bào giống với tế bào ban đầu.
C. Tế bào có khả năng biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định.
D. Tế bào có thể phân chia không hạn chế.
Câu 5: Hình thức sinh sản phổ biến của vi khuẩn là gì?
A. Sinh sản vô tính qua phân đôi
B. Sinh sản hữu tính qua tiếp hợp
C. Sinh sản vô tính qua nảy chồi
D. Sinh sản vô tính qua bào tử trần
Câu 6: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây. Tế bào này đang ở
A. kì sau I của giảm phân.
B. kì sau II của giảm phân.
C. kì sau của nguyên phân và kì sau I của giảm phân.
D. kì sau của nguyên phân và kì sau II của giảm phân.
Câu 7: Cho các đặc điểm sau:
(1) Có kiểu gene đồng nhất
(2) Có kiểu hình hoàn toàn giống nhau
(3) Không thể giao phối với nhau
(4) Có kiểu gene thuần chủng
Các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi có các đặc điểm là
A. (1), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (2), (4).
D. (1), (2), (3).
Câu 8: Cấy truyền phôi ở động vật là
A. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào cùng một loại môi trường nhân tạo để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
B. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
C. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào các loại môi trường nhân tạo khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.
D. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.
Câu 9: Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây?
A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người.
C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa.
Câu 10: Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có tuổi thọ ngắn hơn các cá thể cùng loài được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
B. Được sinh ra từ tế bào soma, không cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
C. Mang các đặc điểm di truyền giống hệt cá thể cừu mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
D. Có giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung của con cừu cái như các cá thể cùng loài.
Câu 11: Một loài vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ khác.Loài sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa dị dưỡng.
D. hóa tự dưỡng.
Câu 12: Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là
A. vi nấm.
B. tảo lục đơn bào.
C. vi khuẩn lam.
D. vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.
Câu 13: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa tự dưỡng.
D. hóa dị dưỡng.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?
A. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.
B. Con đường hóa tổng hợp là con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật.
C. Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.
D. Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ các acid béo và glycerol còn nucleic acid được tổng hợp từ đơn phần là nucleotide.
Câu 15: Khuẩn lạc vi khuẩn thường có đặc điểm nào sau đây?
A. Thường lan rộng, dạng sợi dài, xốp, có nhiều màu sắc.
B. Thường khô, tròn đều, lồi ở tâm và có màu trắng sữa.
C. Thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc.
D. Thường nhầy ướt, tròn đều, lồi ở tâm và có màu trắng sữa.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................