Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Trong nuôi cấy liên tục, pha nào là giai đoạn vi khuẩn sinh trưởng mạnh và duy trì ở pha cân bằng?
A. Pha tiềm phát
B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
Câu 2: Hình thức sinh sản phổ biến của vi khuẩn là gì?
A. Sinh sản vô tính qua phân đôi
B. Sinh sản hữu tính qua tiếp hợp
C. Sinh sản vô tính qua nảy chồi
D. Sinh sản vô tính qua bào tử trần
Câu 3: Thời gian thế hệ (g) của một quần thể vi sinh vật là:
A. Thời gian từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào đó chết
B. Thời gian từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia
C. Thời gian sinh trưởng của quần thể
D. Thời gian cần thiết để một loài sinh vật sinh ra một thế hệ mới
Câu 4: Quá trình nuôi cấy không liên tục có đặc điểm gì?
A. Môi trường được bổ sung chất dinh dưỡng liên tục
B. Vi sinh vật được nuôi trong môi trường không thay đổi chất dinh dưỡng và không loại bỏ chất thải
C. Môi trường không có chất dinh dưỡng
D. Vi sinh vật phát triển không bị hạn chế bởi yếu tố môi trường
Câu 5: Quá trình nuôi cấy liên tục có đặc điểm gì?
A. Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng
B. Chất dinh dưỡng được bổ sung và chất thải được loại bỏ thường xuyên
C. Vi sinh vật sinh trưởng chậm
D. Không có sự trao đổi chất với môi trường
Câu 6: Sử dụng mẫu vật là các tế bào mô phân sinh ở đỉnh rễ hành có thể quan sát được quá trình nào sau đây?
A. Giảm phân I.
B. Giảm phân II.
C. Nguyên phân.
D. Thụ tinh.
Câu 7: Cho các thao tác thực hiện thí nghiệm sau:
(1) Ngâm 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa đồng hồ cùng với dung dịch carmin acetic, đun nóng trên đèn cồn (6 phút) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.
(2) Đặt lên phiến kính một giọt acetic acid 5 %, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao lam cắt một đoạn mô phân sinh ở đầu chóp rễ chừng 1,5 – 2 mm.
(3) Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút acid thừa, dùng cán kim mũi mác gõ nhẹ lên lá kính để dàn mỏng tế bào mô phân sinh trên phiến kính.
(4) Đưa tiêu bản lên kính hiển vi quan sát ở vật kính 40×, sau đó chuyển sang quan sát ở vật kính 10×.
Trong các thao tác trên, có bao nhiêu thao tác không đúng khi thực hiện làm tiêu bản và quan sát quá trình nguyên phân của rễ hành?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 8: Công nghệ tế bào là
A. quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
B. quy trình chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác nhằm tạo ra giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt.
C. quy trình tạo ra giống mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất bằng cách gây đột biến các giống sẵn có.
D. quy trình tạo ra thế hệ con có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu vượt trội hơn hẳn thế hệ bố mẹ.
Câu 9: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây?
A. Tính đặc thù của các tế bào.
B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử.
C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực.
D. Tính toàn năng của các tế bào.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.
D. Có khả năng phân bố rộng ở hầu hết các môi trường.
Câu 11: Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?
A. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.
C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
D. Giúp vi sinh vật có khả năngdi chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.
Câu 12: Loại que cấy nào sau đây được sử dụng để trải đều vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn?
A. Que cấy thẳng.
B. Que cấy vòng.
C. Que cấy móc.
D. Que cấy trang.
Câu 13: Loại que cấy nào sau đây được làm bằng kim loại, đầu có vòng tròn, dùng để cấy chủng vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng?
A. Que cấy thẳng.
B. Que cấy vòng.
C. Que cấy móc.
D. Que cấy trang.
Câu 14: Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen là
A. lactose.
B. amino acid.
C. ADP.
D. ADP – glucose.
Câu 15: Gôm là
A. một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
B. một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
C. một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
D. một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................