Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Công nghệ tế bào thực vật giúp nhân giống các loại cây nào?

A. Các giống cây dược liệu, cây ăn quả, cây cảnh và cây lấy gỗ.

B. Chỉ các giống cây ăn quả.

C. Chỉ các cây cảnh ngắn ngày.

D. Chỉ các cây dược liệu.

Câu 2: Môi trường nuôi cấy vi sinh vật nào dưới đây là môi trường có thành phần đã biết rõ?

A. Môi trường tự nhiên

B. Môi trường tổng hợp

C. Môi trường bán tổng hợp

D. Môi trường đặc biệt

Câu 3: Vi sinh vật tổng hợp protein bằng cách liên kết các amino acid bằng liên kết nào? 

A. Liên kết hydrogen

B. Liên kết glycosidic

C. Liên kết peptide

D. Liên kết ion

Câu 4: Quá trình phân giải carbohydrate ở vi sinh vật xảy ra như thế nào? 

A. Vi sinh vật hấp thụ và phân giải carbohydrate trong điều kiện hiếu khí

B. Vi sinh vật tiết enzyme phân giải carbohydrate tạo ra đường đơn

C. Vi sinh vật chỉ phân giải carbohydrate khi có mặt của ánh sáng

D. Vi sinh vật không tham gia vào quá trình phân giải carbohydrate

Câu 5: Phương pháp nào được sử dụng để nghiên cứu hình dạng và kích thước của vi sinh vật?

A. Phương pháp nuôi cấy

B. Phương pháp siêu li tâm

C. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi

D. Phương pháp nhuộm Gram

Câu 6: Vi sinh vật giúp ích gì trong sản xuất thực phẩm? 

A. Chúng giúp tạo ra rượu, bia, nước giải khát

B. Chúng giúp bảo quản thực phẩm nhờ khả năng tiết enzyme phân giải

C. Chúng giúp sản xuất các thực phẩm lên men như sữa chua

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Sinh trưởng ở vi sinh vật được hiểu là gì?

A. Sự gia tăng kích thước của tế bào

B. Sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật

C. Sự phát triển của một cá thể vi sinh vật

D. Sự phát sinh các vi sinh vật mới

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phân bón vi sinh?

A. Phân bón vi sinh được tạo thành bằng cách phối trộn chế phẩm vi sinh vật với chất mang hoặc các chất hữu cơ.

B. Phân bón vi sinh luôn chỉ chứa một chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm hoặc phân giải các chất hữu cơ, vô cơ khó hấp thụ.

C. Một số loại phân bón vi sinh phổ biến hiện nay là phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh phân giải cellulose,…

D. Phân bón vi sinh có nhiều ưu điểm nổi bật như đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường.

Câu 9: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón sinh học là

A. một số vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh giúp tăng sinh khối cho cây trồng.

B. một số vi sinh vật có khả năng tiết chất độc diệt sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng.

C. một số vi sinh vật có khả năng tiết hoặc chuyển hóa các chất có lợi cho cây trồng.

D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme giúp tăng tốc độ sinh sản cho cây trồng.

Câu 10: Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?

A. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.

B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong.

C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng.

D. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng.

Câu 11: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới và được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

B. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới nhưng được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

C. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

D. môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

Câu 12: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết peptide.

B. Liên kết hóa trị.

C. Liên kết hydrogen.

D. Liên kết glycoside

Câu 13: Cho một số vai trò sau:

(1) Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.

(2) Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền.

(3) Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus.

(4) Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật.

Trong các vai trò trên, gôm có bao nhiêu vai trò đối với vi sinh vật?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Dựa vào trạng thái môi trường, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 2 loại gồm

A. môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.

B. môi trường tự nhiên và môi trường tổng hợp.

C. môi trường dạng đặc và môi trường dạng lỏng.

D. môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với que cấy thẳng?

A. Được làm bằng kim loại.

B. Được làm bằng thủy tinh.

C. Có đầu nhọn (thẳng).

D. Có khả năng trích sâu trên môi trường đặc.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay