Phiếu học tập Hóa học 12 cánh diều Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
Dưới đây là phiếu học tập Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại môn Hoá học 12 sách Cánh diều. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI 16: HỢP KIM – SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Bài 1. Trong hợp kim Al-Mg, cứ có 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là bao nhiêu?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 2. Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe – Zn trong dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2(đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hợp kim.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 3. Khi 100 kg sắt lên gỉ sắt hoàn toàn thì tạo thành bao nhiêu kg gỉ sắt? Giả thiết công thức hoá học của gỉ sắt là Fe2O3.3H2O.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4. Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm (các tạp chất khác không đáng kể). Đồng thau dùng sử dụng để trang trí, làm ổ khoá, bánh răng, vòng bi, tay nắm cửa, vỏ đạn, các hệ thống ống nước điện và một số nhạc cụ,… Để xác định hàm lượng Cu trong một loại đồng thau, người ta cho 10 g mảnh đồng thau vào dung dịch H2SO4 loãng dư; sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy phần chất rắn đem làm khô, cân lại thu được 6,5 gam chất rắn. Tính hàm lượng đồng trong loại đồng thau trên.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP 2
BÀI 16: HỢP KIM – SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Bài 1. Một loại đồng thau có chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có cấu tạo tinh thể của hợp chất hoá học giữa đồng và kẽm. Công thức hoá học của hợp chất này là gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 2. Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Tính khối lượng Mg đã phản ứng.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 3. Hợp kim duralumin có thể bị phá huỷ trong dung dịch kiềm do xảy ra phản ứng:
2Al + NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Để xác định hàm lượng Al trong hợp kim trên, người ta ngâm 10 g mẫu hợp kim trong dung dịch kiểm dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy chất rắn, làm khô cân lại thấy còn 0,8 gam chất rắn không tan. Giả sử chỉ có Al tan trong kiềm. Trong hợp kim trên, Al chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4. Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong khí oxygen dư, thấy có 0,1568 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của carbon trong mẫu thép.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại