Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 01

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch CaCl2 tạo kết tủa là:

A. Mg(NO3)2.        

B. Na2CO3.  

C. NaNO3.   

D. HCl.

Câu 2: Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng?

A. Na+, Al3+

B. Na+, K+.   

C. Al3+, K+.  

D. Ca2+, Mg2+.

Câu 3: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư?

A. Al. 

B. Ca. 

C. Cu           

D. Fe.

Câu 4: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điều chế các muối Fe(II)?

A. FeCO3 + HNO3 loãng

B. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng

C. FeO + HCl                   

D. Fe + Fe(NO3)3

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây cho biết bản chất của quá trình luyện thép?

A. Khử quặng sắt thành sắt tự do

B. Điện phân dung dịch muối sắt (III)

C. Khử hợp chất của kim loại thành kim loại tự do.

D. Oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxide, loại oxide dưới dạng khí hoặc xỉ.

Câu 6: Cho Cu (Z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là:

A. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IA.

B. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB. 

C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIB.

D. ô 29, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

Câu 7: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất trong số các ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

A. Sc3+.

B. Ti4+.

C. V5+.

D. Cr6+.

Câu 8:  Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại: Sodium, barium, beryllium đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

C. Kim loại magnesium có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

D. Kim loại cesium được dùng để chế tạo tế bào quang điện. 

Câu 9: Nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhóm IIA biến đổi như thế nào?

A. tăng từ Be đến Ra

B. giảm từ Be đến Ra

C. không theo xu hướng rõ rệt.

D. tăng từ Ra đến Be .

Câu 10: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư dung dịch phức [Ag(NH3)2]+ thu được 43,2 gam Ag. Tìm CTPT của A

A. CH3CHO.   

B. CH2=CHCHO.   

C. OHCCHO.    

D. HCHO.

Câu 11: Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl(0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc:

A. Là nước mềm  

B. Có tính cứng tạm thời

C. Có tính cứng hoàn toàn

D. Có tính cứng vĩnh cửu

Câu 12: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hóa crom đến mức oxi hoá nào sau đây?

A. +6

B. +3

C. +4

D. +2 

Câu 13: Cho dãy các kim loại: Na, K, Ba, Mg, Be. Số kim loại trong dãy phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường là:

A. 3.  

B. 4.   

C. 2.   

D. 1.

Câu 14: Cấu hình electron nào sau đây là của  Fe?

 A. [Ar] 4s23d6.                

B. [Ar]3d64s2.                  

C. [Ar]3d8.             

D. [Ar]3d74s1.

Câu 15:  Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Nước vôi.          

B. Giấm ăn.  

C. Muối ăn.  

D. Cồn 700.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Một học sinh thực hiện các thí nghiệm để nhận biết hai dung dịch chất X và chất Y, thu được một số kết quả như sau:

- Dung dịch chất X và chất Y đều làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

- Trộn X và Y thu được kết tủa màu trắng.

- Chất X cháy với ngọn lửa màu lục trên đèn khí, trong khi chất Y cháy với ngọn lửa màu tím.

Biết mỗi chất X, Y đều chỉ chứa một loại cation và một loại anion.

a)Chất X có chứa cation Ba2+, chất Y chứa cation K+.

b)Chất X không thể là barium chloride.

c) Chất Y không phải là potassium carbonate.

d) Kết tủa màu trắng phải là hợp chất của potassium.

Câu 2: Một mẫu nước cứng có nồng độ các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- và HCO3- tương ứng là: 1,2 mM; 3,0 mM; 1,0 mM; 0,6 mM; 0,1 mM và x mM (với 1 mM = 1 mmol L-1), ngoài ta không chứa ion nào khác. 

a) Nếu ta đun sôi thì có thể làm mất tính cứng của loại nước này.

b) Khi đun sôi kĩ 2 lít nước thì khối lượng chất tan còn lại trong dung dịch là lớn hơn 100 mg.

c) Các ion trong dung dịch chất tan còn lại bao gồm Mg2+, Cl-, SO42-, CO32-.

d) Tỉ lệ số mol Cl- và số mol SO42- là 5:1.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay