Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Trong vỏ Trái Đất, các nguyên tố nhóm IIA không tồn tại ở dạng nào sau đây?
A. Muối carbonate,
B. Muối sulfate
C. Muối silicate
D. Muối silicon
Câu 2: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+. Hóa chất không có khả năng làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. dung dịch Ca(OH)2 (vừa đủ).
B. dung dịch Na2CO3.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch Na3PO4.
Câu 3: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng vĩnh cửu của nước?
A. NaHCO3, KHCO3.
B. CaCl2, MgSO4.
C. NaNO3, KNO3.
D. NaNO3, KHCO3..
Câu 4: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy:
A. có kết tủa trắng và bọt khí
B. không có hiện tượng gì
C. có kết tủa trắng
D. có bọt khí thoát ra
Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng với phức [Ag(NH3)2]+ là:
A. acetic aldehyde, butin-1, ethylene.
B. acetic aldehyde, acetylene, but-2-yne.
C. formic acid, vinylacetylene, propyne.
D. formic aldehyde, acetylene, ethylene.
Câu 6: Trong nước mặt, nước ngầm,..., các nguyên tố nhóm IIA tồn tại ở dạng cation nào?
A. M+
B. M3+
C. M2+
D. M4+
Câu 7: Cho 2 cốc nước chứa các ion: Cốc 1: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cốc 2: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-. Để khử hoàn toàn tính cứng của nước ở cả hai cốc người ta:
A. Cho vào 2 cốc một lượng dư dung dịch Na2CO3
B. Đun sôi một hồi lâu 2 cốc
C. Cho vào 2 cốc dung dịch NaOH dư
D. Cho vào 2 cốc dung dịch NaHSO4
Câu 8: Nước cứng là nước chứa nhiều cation nào?
A. Ba2+ và Fe2+
B. Ca2+ và Mg2+
C. Ca2+ và Fe2+
D. Fe2+ và Mg2+
Câu 9: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. HCl.
B. KNO3.
C. NaCl.
D. Na3PO4.
Câu 10: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hóa crom đến mức oxi hoá nào sau đây?
A. +2
B. +3
C. +4
D. +6
Câu 11: Liên kết trong các chất là liên kết gì?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết cho - nhận.
D. Liên kết Hydrogen.
Câu 12: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn; thu được rắn A và 1 hỗn hợp khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml HCl 1M. Tính thể tích khí N2 (đkc) tạo thành sau phản ứng.
A. 1,2395 lít
B. 2,479 lít
C. 4,958 lít
D. 3,7185 lít
Câu 13: Phát biểu nào không đúng?
A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HCl.
B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.
C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.
D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc
Câu 14: Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi:
A. các muối sulfuric, chloride của calcium và magnesium.
B. các muối sulfate, oxide của calcium và magnesium.
C. các muối sulfate, chloride của Ba và Mg.
D. các muối sulfate, chloride của calcium và magnesium.
Câu 15: Sắp xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử:
A. Be, Mg, Ca, Sr, Ba.
B. Ba, Sr, Ca, Mg, Be.
C. Mg, Be, Ca, Sr, Ba.
D. Be, Ca, Mg, Sr, Ba.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Xét các phản ứng phân huỷ sau:
CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) (1)
BaCO3(s) BaO(s) + CO2(g) (2)
Biến thiên enthalpy chuẩn () của phản ứng thuận ở mỗi cân bằng (1) và (2) khi phân huỷ 1 mol mỗi chất lần lượt có giá trị là 108,7 kJ và 271,5 kJ.
a) Nhiệt lượng toả ra khi phân huỷ 1 mol BaCO3 lớn hơn nhiệt lượng toả ra khi phân huỷ 1 mol CaCO3.
b) BaCO3 bị phân huỷ ở nhiệt độ thấp hơn CaCO3.
c) Khi tăng nhiệt độ, cả hai phản ứng đều dịch chuyển theo chiều thuận.
d) CO2 cần được lấy ra khỏi lò nung để tăng hiệu suất của phản ứng.
Câu 2: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng số gam hỗn hợp trước khi nung.
a) Ta có: mtrước – msau = mCO2.
b) Trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm 75,76% theo khối lượng.
c) Chất rắn sau phản ứng là Mg và CaO.
d) Khí thu được sau phản ứng là CO2 và O2.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................