Phiếu học tập Hóa học 12 cánh diều Bài 10: Thế điện cực chuẩn của kim loại

Dưới đây là phiếu học tập Bài 10: Thế điện cực chuẩn của kim loại môn Hoá học 12 sách Cánh diều. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

PHIẾU HỌC TẬP 1

BÀI 10: THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN CỦA KIM LOẠI

Bài 1. Cho pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi hoá – khử ở điều kiện chuẩn: Pb2+/Pb và Zn2+/Zn với thế điện cực chuẩn tương ứng là -0,126 V và -0,762 V. Tính sức điện động chuẩn của pin.

……………………………………………………………………………………………Bài 2. Một học sinh thực hiện ba thí nghiệm ở điều kiện chuẩn và quan sát được các hiện tượng sau:

(1) Đồng kim loại không phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2 1M.

(2) Chì kim loại tan trong dung dịch AgNO3 1M và xuất hiện tinh thể Ag.

(3) Bạc kim loại không phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 1M.

Hãy sắp xếp mức độ khử của các kim loại theo chiều tăng dần.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 3. Trong phòng thí nghiệm, một học sinh nhúng thanh đồng có khối lượng 12,340 g vào 255 mL dung dịch AgNO3 0,125M. Bằng quan sát, học sinh đó đã khẳng định có phản ứng xảy ra.

a) Vì sao học sinh đó lại khẳng định có phản ứng xảy ra chỉ bằng việc quan sát.

b) Viết và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng.

c) Viết các cặp oxi hóa – khử tham gia phản ứng, chỉ rõ tác nhân oxi hóa, tác nhân khử.

d) Khi phản ứng kết thúc, hãy xác định khối lượng của thanh đồng, nếu giả thuyết toàn bộ lượng Ag giải phóng đều bám vào thanh đồng.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP 2

BÀI 10: THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN CỦA KIM LOẠI

Bài 1. Trong phòng thí nghiệm, một bạn học sinh khi nhỏ từ từ dung dịch thuốc tím vào dung dịch Fe2+ trong môi trường acid đã quan sát thấy thuốc tím mất màu và dung dịch dần chuyển dần từ không màu sang màu vàng nhạt. Phản ứng được thực hiện ở điều kiện chuẩn.

a) Giải thích hiện tượng bạn học sinh quan sát được.

b) Viết các cặp oxi hóa – khử của hai nguyên tố Mn và Fe liên quan đến phản ứng trong quá trình trên và so sánh thế điện cực chuẩn của hai cặp oxi hóa – khử này.

c) Viết phương trình chuyển hóa giữa dạng oxi hóa và dạng khử của mỗi cặp oxi hóa – khử và phương trình hóa học khi phản ứng xảy ra.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 2. Có bốn dung dịch muối không màu: AgNO3, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2 và Ni(NO3)2 được đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt. Cho thêm vào 4 ống nghiệm này một sợi dây đồng (Cu). Có bao nhiêu ống nghiệm xảy ra phản ứng? Viết phương trình hoá học xảy ra.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 3. Sức điện động chuẩn của pin điện hoá H2 – Cu (gồm hai điện cực ứng với hai cặp oxi hoá – khử là 2H+/H2 và Cu2+/Cu) đo được bằng vôn kế có điện trở vô cùng lớn là 0,34 V. Thế điện cực chuẩn của cặp Cu2+/Cu là bao nhiêu?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………....

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 10: Thế điện cực chuẩn của kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Phiếu học tập theo bài Hoá học 12 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay