Phiếu học tập Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

Dưới đây là phiếu học tập Bài 22: Sự ăn mòn kim loại môn Hoá học 12 sách Kết nối tri thức. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.

Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức

PHIẾU HỌC TẬP 1

BÀI 22: ĂN MÒN KIM LOẠI

Bài 1. Trang sức bằng bạc có thể bị ăn mòn bởi oxygen không khí khi có mặt hydrogen sulfide, tạo thành silver sulfide có màu đen. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Trong trường hợp này, bạc bị ăn mòn theo dạng ăn mòn hoá học hay ăn mòn điện hoá? Cho biết vai trò của oxygen trong quá trình này.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 2. Cho 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl2, FeCl3, hỗn hợp HCl và CuCl2. Nhúng một thanh sắt nguyên chất vào mỗi dung dịch trên. Có những trường hợp nào xuất hiện ăn mòn điện hoá? Viết phương trình hoá học đối với các trường hợp đó.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 3. Khi 100 kg sắt lên gỉ sắt hoàn toàn thì tạo thành bao nhiêu kg gỉ sắt? Giả thiết công thức hoá học của gỉ sắt là Fe2O3.3H2O

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 4. Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta mạ vào mặt ngoài của ống thép bằng kim loại gì? Vì sao?        

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP 2

BÀI 22: ĂN MÒN KIM LOẠI

Bài 1. Khi điều chế H2 từ kẽm và dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch acid thì thấy H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 2. Để các hợp kim Fe-Cu, Fe-C, Zn-Fe, Mg-Fe lâu ngày trong không khí ẩm. Có những hợp kim nào có Fe bị ăn mòn điện hoá? Giải thích.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 3. Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Tính khối lượng Mg đã phản ứng.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Phiếu học tập theo bài Hoá học 12 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay