Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Điện phân một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Nếu b > 2a mà ở cathode chưa có khí thoát ra thì dung dịch sau điện phân chứa:
A. Na+, SO42-, Cl-.
B. Na+, SO42-, Cu2+.
C. Na+, Cl-.
D. Na+, SO42-, Cu2+, Cl-.
Câu 2: Trong dãy các kim loại sau: Ba, Ca, K, Li, Sr, Mg, Ag, Au, Cr. Số kim loại có cấu trúc lập phương tâm mặt là:
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 3: Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al và Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sulfate trung hòa và V lít khí H2 (đkc). Giá trị của V là:
A. 0,7437.
B. 0,8677.
C. 0,9916.
D. 1,2395.
Câu 4: Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế
A. kim loại mà ion dương của nó có tính oxi hóa yếu.
B. kim loại có tính khử yếu.
C. kim loại có cặp oxi hóa - khử đứng trước Zn2+/Zn.
D. kim loại hoạt động mạnh.
Câu 5: Khi điện phân dung dịch X với điện cực trơ thì pH của dung dịch tăng. Dung dịch X là:
A. dung dịch Na2SO4.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch H2SO4.
D. dung dịch CuSO4
Câu 6: Đinh sắt trong trường hợp nào sau đây sẽ bị gỉ sét nhiều hơn?
A. Để nơi ẩm ướt.
B. Ngâm trong dầu ăn.
C. Ngâm trong dầu máy.
D. Quấn vài vòng dây đồng để nơi ẩm ướt.
Câu 7: Có 3 mẫu hợp kim: Cu-Ag; Cu-Al; Cu-Zn. Chỉ dùng 1 dung dịch axit thông dụng và 1 dung dịch bazơ thông dụng nào sau đây để phân biệt được 3 mẫu hợp kim trên?
A. HCl và NaOH.
B. HNO3 và NH3.
C. H2SO4 và NaOH.
D. H2SO4 loãng và NH3
Câu 8: Kim loại nào sau đây dễ bị ăn mòn nhất trong nước biển?
A. Vàng.
B. Bạc.
C. Sắt.
D. Đồng.
Câu 9: Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 10: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dung dịch X và 1,85925 lít khí Cl2 (đkc) duy nhất ở anode. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị của V là
A. 0,15.
B. 0,60.
C. 0,45.
D. 0,80.
Câu 11: Vị trí của nguyên tố 13Al trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm IA.
B. Chu kì 2, nhóm IIIA.
C. Chu kì 3, nhóm IIA.
D. Chu kì 3, nhóm IIIA.
Câu 12: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.
B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
C. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
Câu 13: Dãy các kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hoặc dung dịch H2SO4 loãng cho cùng một muối?
A. Cu, Al, Mg.
B. Fe, Cu, Mg.
C. Al, Mg, Zn.
D. Fe, Al, Na.
Câu 14: Có các phát biểu sau:
(1) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt.
(2) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ.
(3) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất.
(4) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15: Điện phân dung dịch hỗn hợp AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Các chất lần lượt xuất hiện tại cathode theo thứ tự
A. H2 - Cu - Ag.
B. Cu - Ag - Fe.
C. Ag - Cu - Fe.
D. Ag - Cu - H2.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................