Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05
Câu 1: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân)?
A. Cu(NO3)2.
B. FeCl2.
C. K2SO4.
D. FeSO4.
Câu 2: Nhận định nào đúng?
A. Tất cả các nguyên tố s là kim loại.
B. Tất cả các nguyên tố p là kim loại.
C. Tất cả các nguyên tố d là kim loại.
D. Tất cả các nguyên tố nhóm A là kim loại.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí O2 dư, thu được 10,2 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 3,6.
B. 4,8.
C. 5,4.
D. 2,7.
Câu 4: Oxide kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là:
A. Al2O3.
B. CuO.
C. K2O.
D. MgO.
Câu 5: Thép inox là tên gọi của hợp kim nào?
A. Fe-Cr-Mn
B. Fe-Mg-Cr
C. Fe-Mg-Cu
D. Fe-Zn-Cu
D. dung dịch CuSO4
Câu 6: Một đồng xu bằng đồng rơi trên một miếng thép. Sau một thời gian có thể quan sát được hiện tượng nào sau đây?
A. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ.
B. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu xanh lam.
C. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu đen,
D. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu trắng xanh.
Câu 7: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)?
A. b > 2a.
B. b = 2a.
C. b < 2a.
D. 2b = a.
Câu 8: Sự giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là?
A. đều có những cặp electron dùng chung.
B. đều tạo thành từ những electron chung giữa các nguyên tử.
C. đều là những liên kết tương đối kém bền.
D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 6,1975 lít (ở đkc). Kim loại M là:
A. Mg.
B. Ca.
C. Be.
D. Cu.
Câu 10: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
A. MgO, Fe, Cu.
B. Mg, Fe, Cu, Al.
C. MgO, Fe3O4, Cu, Al2O3.
D. Mg, FeO, Cu.
Câu 11: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất.
B. 3 đơn chất.
C. 2 đơn chất và 2 hợp chất.
D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.
Câu 12: Cho phản ứng a Al + bHNO3 → c Al(NO3)3 + dNO + eH2O
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a+b) bằng
A. 5.
B. 4.
C. 7.
D. 6.
Câu 13: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
A. Ca.
B. K.
C. Cu.
D. Ba.
Câu 14: Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là:
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 15: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:
A. Na, Fe, K.
B. Na, Cr, K.
C. Na, Ba, K.
D. Be, Na, Ca.
Câu 16:............................................
............................................
............................................