Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1

Đề số 02

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Lễ hội nào sau đây thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta?

A. Lễ hội đua thuyền

B. Lễ hội chọi trâu

C. Lễ hội đền Hùng

D. Lễ hội hoa anh đào

Câu 2: Vì sao chúng ta cần tự hào về truyền thống dân tộc?

A. Vì đó là cách để ta hơn người khác.

B. Vì đó là cách để ta thể hiện mình là người Việt Nam.

C. Vì truyền thống dân tộc là tài sản quý giá, giúp ta có thêm sức mạnh và động lực.

D. Vì đó là yêu cầu bắt buộc của nhà trường.

Câu 3: Câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" thể hiện phẩm chất nào của người lao động?

A. Cần cù

B. Sáng tạo

C. Trung thực

D. Kỷ luật

Câu 4: Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong học tập?

A. Chỉ học thuộc lòng các bài học

B. Tìm tòi, học hỏi các phương pháp học tập hiệu quả

C. Chỉ làm những bài tập dễ

D. Lười biếng, ỷ lại vào người khác

Câu 5: Một số bạn trong lớp thường xuyên lười biếng, làm bài tập qua loa, thiếu sáng tạo. Em sẽ làm gì để giúp các bạn thay đổi?

A. Động viên, giúp đỡ các bạn tìm ra cách học tập hiệu quả hơn

B. Mặc kệ vì đó là chuyện của các bạn ấy

C. Chỉ nhắc nhở một lần, nếu không thay đổi thì thôi

D. Báo cáo với giáo viên để xử lý

Câu 6: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?

A. Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm

B. Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn

C. Chê bai các mẫu cổ phục

D. Tư tưởng sính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống 

Câu 7: “Cầu thủ Duy Mạnh cắm cờ Tổ quốc trên tuyết tại sân vận động Thường Châu và cúi chào cổ động viên Việt Nam sau trận đấu”. Biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc được thể hiện qua hành động nào?

A. Tự hào dân tộc, tự hào về nguồn cội

B. Chăm chỉ, sáng tạo 

C. Cần cù lao động

D. Học tập và nghiên cứu tốt 

Câu 8: Các việc làm nào sau đây giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương?

A. Xây dựng  các tượng đài tưởng nhớ công lao của các chiến sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc

B. Đặt các loại hoa quả nhập ngoại với giá thành cao 

C. Duy trì việc mở hội đầu xuân

D. Cả A và C đều đúng 

Câu 9: Theo em, vì sao hiện nay sự cần thiết của việc lưu giữ nét đẹp truyền thống lại được nhắc đến nhiều hơn?

A. Hiện nay nước ta đang tiến đến hội nhập sâu rộng, việc lưu giữ nét đẹp truyền thống là sức mạnh, bản sắc riêng của nước Việt Nam ta trên trường quốc tế

B. Vì các nét đẹp truyền thống tồn tại cùng sự phát triển đất nước nên việc lưu giữ chúng là rất cần thiết 

C. Vì đó là giá trị dân tộc quý báu được truyền lại từ khi ông cha ta dựng nước, trải qua muôn vàn thăng trầm nó vẫn cần được phát huy và bảo tồn

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập 

B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc 

C. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập 

D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài

Câu 11: Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Hàn Quốc

C. Nhật Bản 

D. Thái Lan

Câu 12: Vì sao trong thời đại ngày nay, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng và văn hóa của các dân tộc?

A. Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng

B. Vì chúng ta cần phải học hỏi thêm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển 

C. Vì nếu muốn có được nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa của các quốc gia phát triển 

D. Vì có thể bổ sung thêm vào văn hóa của nước nhà những điều mới lạ 

Câu 13: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì? 

A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới

B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật

C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước 

D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia 

Câu 14: Em tán thành với ý nào dưới đây?

A. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được

B. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo

C. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo

D. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo 

Câu 15: Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì?   

A. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn 

B. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh, không phải ai cũng sáng tạo được 

C. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của, không phải tự nhiên mà chúng ta có thể sáng tạo được

D. Sáng tạo cần tiềm lực vô cùng lớn, để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi:

Truyền thống hiếu học là một nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời phong kiến, nhiều gia đình dù nghèo khó vẫn cố gắng cho con em theo học chữ nghĩa với mong muốn đổi đời. Từ các vị trạng nguyên thời xưa đến những tấm gương vượt khó học giỏi ngày nay, tất cả đều là biểu hiện sinh động của truyền thống này. Trong xã hội hiện đại, hiếu học không chỉ là học để thi mà còn là học để phát triển bản thân, góp phần xây dựng đất nước.

a) Truyền thống hiếu học đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

b) Học tập là một cách thể hiện lòng biết ơn và trách nhiệm với gia đình, xã hội.

c) Việc học chỉ quan trọng đối với học sinh, không liên quan đến người trưởng thành.

d) Truyền thống hiếu học là động lực để thế hệ trẻ nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

 e) Trong thời hiện đại, không cần giữ gìn truyền thống học hành của ông cha.

Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi:

Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trở nên đặc biệt quan trọng. Sự đa dạng về ngôn ngữ, lễ hội, trang phục, phong tục của các dân tộc Việt Nam là nguồn tài nguyên vô giá trong phát triển du lịch và giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, nguy cơ đồng hóa và mất đi những giá trị truyền thống đang hiện hữu nếu cộng đồng không có ý thức bảo vệ. Vì thế, bên cạnh sự phát triển kinh tế, xã hội cần có các chính sách, hoạt động thiết thực để bảo tồn đa dạng văn hóa, tạo điều kiện cho các dân tộc được phát huy bản sắc riêng của mình trong đời sống hiện đại.

a) Đa dạng văn hóa dân tộc là tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch và giao lưu văn hóa.

 b) Nguy cơ đồng hóa văn hóa là không thể tránh khỏi và không cần can thiệp.

 c) Các chính sách bảo tồn văn hóa giúp các dân tộc giữ được bản sắc riêng.

 d) Việc phát triển kinh tế không liên quan đến bảo tồn văn hóa.

 e) Bảo tồn đa dạng văn hóa là nhiệm vụ của toàn xã hội, không chỉ riêng cộng đồng dân tộc thiểu số.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay