Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
Đề số 01
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Lan thường xuyên bị bố mẹ la mắng, thậm chí đánh đập vì học kém. Theo em, hành vi này có phải là bạo lực gia đình không? Vì sao?
A. Không phải, vì bố mẹ có quyền dạy dỗ con cái.
B. Phải, vì hành vi này gây tổn thương về tinh thần và thể chất cho Lan.
C. Không phải, vì đây là chuyện riêng của mỗi gia đình.
D. Phải, vì hành vi này vi phạm pháp luật.
Câu 2: Trong một buổi sinh hoạt lớp, một số bạn cho rằng bạo lực gia đình chỉ có đánh đập mới bị coi là vi phạm pháp luật. Theo em, ý kiến đó có đúng không?
A. Đúng, vì chỉ có hành vi đánh đập mới gây tổn thương rõ ràng.
B. Sai, vì bạo lực gia đình còn bao gồm cả hành vi xúc phạm, cô lập, kiểm soát tài chính.
C. Đúng, vì không có bằng chứng rõ ràng thì không thể gọi là bạo lực.
D. Sai, vì bạo lực gia đình chỉ xảy ra khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng.
Câu 3: Lan có số tiền tiết kiệm 500.000 đồng. Em hãy giúp Lan chọn phương án chi tiêu hợp lý nhất:
A. Dùng hết số tiền để mua quần áo mới vì Lan thích.
B. Tiêu một phần cho nhu cầu cần thiết, phần còn lại để dành.
C. Mượn thêm tiền để mua điện thoại mới dù chưa thực sự cần.
D. Rủ bạn bè đi chơi và ăn uống hết số tiền đó.
Câu 4: Bà Hạnh bị con trai thường xuyên chửi mắng và không cho ăn uống đầy đủ. Nếu là hàng xóm của bà Hạnh, em sẽ làm gì?
A. Giữ im lặng vì không nên can thiệp vào chuyện gia đình người khác.
B. Khuyên bà Hạnh nhẫn nhịn để tránh mâu thuẫn lớn hơn.
C. Báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng để can thiệp.
D. Lên án hành vi của con trai bà Hạnh nhưng không thông báo với ai.
Câu 5: Linh có 200.000 đồng nhưng cần mua sách giáo khoa (120.000 đồng), mua quà sinh nhật cho bạn (50.000 đồng) và muốn đi xem phim (70.000 đồng). Linh nên làm gì?
A. Mua sách giáo khoa trước, sau đó tìm cách tiết kiệm thêm để chi tiêu hợp lý.
B. Đi xem phim trước rồi tính tiếp các khoản còn lại.
C. Mua quà sinh nhật đắt hơn để thể hiện sự thân thiết với bạn.
D. Tiêu hết số tiền theo sở thích, không cần lo lắng kế hoạch.
Câu 6: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “Gia đình là …… của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng ……… của mỗi người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên”?
A. Chiếc vỏ bọc/ sự nghiệp
B. Nguồn cội/ nhân cách
C. Nguồn gốc/ tính cách
D. Chiếc nôi/ sức mạnh
Câu 7: Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?
A. Người mẹ hết mực yêu thương con cái
B. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt
C. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình
D. Người bố thường xuyên uống rượu
Câu 8: Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây?
A. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình
B. Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình
C. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình
D. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình
Câu 9: Đâu là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay?
A. Bạo lực giữa bố mẹ và con cái
B. Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình
C. Bạo lực giữa vợ và chồng
D. Bạo lực giữa các ông bà và các cháu
Câu 10: Vì sao bạo lực gia đình có thể thường xảy ra ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn?
A. Vì họ phải bươn trải kiếm sống vất vả hơn những gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn
B. Vì phải vất vả kiếm sống nên dễ nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình
C. Vì áp lực cuộc sống vốn đã đã chẳng dễ dàng vượt qua với họ nên các mâu thuẫn có thể xảy ra khi các khó khăn lần lượt kéo ập tới
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 11: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm
B. Đảm bảo các khoản chi tiêu thiết yếu là các nội dung thiết yếu cho việc lập kế hoạch chi tiêu
C. Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu
D. Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiêu
Câu 12: Ý “Xác định các khoản” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?
A. Bước thứ nhất
B. Bước thứ hai
C. Bước thứ ba
D. Bước thứ tư
Câu 13: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?
A. Chi phát sinh
B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh
D. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
Câu 14: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?
A. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu
B. Có nhưng không đáng kể
C. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định
D. Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước
Câu 15: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?
A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra
B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí
C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi:
Bạo lực gia đình là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất hoặc tinh thần nhằm kiểm soát, áp đặt hoặc làm tổn thương các thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình không chỉ gây ra tổn thương về thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và cuộc sống của các nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Việc phòng, chống bạo lực gia đình đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng, gia đình và các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền lợi và sự an toàn cho mọi thành viên.
a) Bạo lực gia đình có thể bao gồm cả hành vi sử dụng sức mạnh tinh thần lẫn thể chất.
b) Bạo lực gia đình chỉ gây tổn thương về thể chất, không ảnh hưởng đến tinh thần.
c) Phòng, chống bạo lực gia đình cần sự phối hợp giữa gia đình, cộng đồng và các cơ quan chức năng.
d) Bạo lực gia đình không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nạn nhân.
e) Phụ nữ và trẻ em thường là những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ bạo lực gia đình.
Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi:
Mỗi cá nhân cần chủ động lên tiếng khi chứng kiến hoặc biết về các hành vi bạo lực gia đình, đồng thời hỗ trợ nạn nhân trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội. Việc xây dựng các kênh tiếp nhận thông tin, bảo vệ người tố cáo và phát động các phong trào phòng chống bạo lực trong cộng đồng là những biện pháp thiết thực để hạn chế và đẩy lùi bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay.
a) Chủ động lên tiếng khi chứng kiến hành vi bạo lực giúp ngăn chặn và giảm thiểu bạo lực gia đình.
b) Người dân không cần hỗ trợ nạn nhân khi biết về bạo lực gia đình.
c) Hỗ trợ nạn nhân tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng là rất cần thiết.
d) Xây dựng kênh tiếp nhận thông tin không ảnh hưởng đến việc phòng chống bạo lực gia đình.
e) Phong trào phòng chống bạo lực trong cộng đồng góp phần đẩy lùi bạo lực gia đình.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................