Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
Đề số 03
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hành vi nào sau đây được coi là bạo lực gia đình?
A. Chia sẻ công việc nhà với người thân.
B. Quát mắng, chửi bới người trong gia đình.
C. Cùng nhau bàn bạc các vấn đề trong gia đình.
D. Thăm hỏi, động viên người thân khi ốm đau.
Câu 2: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi nào sau đây không phải là bạo lực gia đình?
A. Đánh đập, hành hạ thành viên trong gia đình.
B. Không quan tâm, bỏ mặc người già neo đơn.
C. Cấm đoán thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp.
D. Thảo luận, chia sẻ ý kiến để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình.
Câu 3: Lập kế hoạch chi tiêu có tác dụng gì?
A. Giúp kiểm soát tài chính hiệu quả.
B. Khiến việc tiêu tiền trở nên khó khăn hơn.
C. Làm giảm đi nhu cầu mua sắm cá nhân.
D. Làm cho cuộc sống kém linh hoạt hơn.
Câu 4: Khi lập kế hoạch chi tiêu, điều quan trọng nhất cần làm là gì?
A. Chi tiêu tùy ý theo sở thích.
B. Xác định thu nhập và phân bổ hợp lý các khoản chi.
C. Chỉ dành tiền cho nhu cầu cá nhân.
D. Không cần quan tâm đến các khoản chi tiêu nhỏ.
Câu 5: Khi thấy một người bị bạo lực gia đình, em sẽ làm gì?
A. Bỏ qua vì đó là chuyện riêng của người khác.
B. Tìm cách giúp đỡ người bị bạo lực, báo cho người thân, thầy cô giáo hoặc cơ quan chức năng.
C. Tham gia vào hành vi bạo lực để bảo vệ người bị hại.
D. Lan truyền thông tin về vụ việc cho mọi người biết.
Câu 6: Những cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?
A. Bố mẹ
B. Con cái
C. Anh, chị, em trong gia đình
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?
A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương
B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ
Câu 8: Bạo lực gia đình có gây hệ lụy gì cho xã hội không?
A. Không vì chỉ trong phạm vi gia đình không liên quan gì đến xã hội
B. Gây mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt kinh tế xã hội
C. Làm xã hội trở nên trầm nắng hơn
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật?
A. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình
B. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra
C. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Bạo lực gia đình được thể hiện phổ biến dưới các hình thức nào sau đây?
A. Bạo lực về thể chất, tinh thần
B. Bạo lực về tình dục, bạo lực về kinh tế
C. Bạo lực về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế
D. Bạo lực về tâm lí, về thể chất
Câu 11: Điền vào chỗ trống trong câu sau “Quản lí tài chính cá nhân là một ... cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ”.
A. Tài sản
B. Tiềm năng
C. Kĩ năng sống
D. Kĩ năng
Câu 12: Để Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc
Câu 13: Chỉ chọn những món đồ có giá rẻ nhất có phải là cách tốt nhất để thực hiện hiệu quả kế hoạch chi tiêu?
A. Nên cân bằng về giá cả của các mặt hàng tuy nhiên chúng ta không nên chọn chỉ chọn mua vì giá cả rẻ mà cần phải so sánh cả chất lượng sản phẩm trước khi quyết định chọn mua
B. Tất cả các mặt hàng rẻ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí khi mua hàng, việc này giúp ích rất lớn trong việc tiết kiệm chi tiêu, để giành được một món tiền cho các khoản chi khác trong tương lai
C. Khuyến khích mua các mặt hàng rẻ vì có thể sẽ được tặng kèm thêm một số quà tặng khi mua đồ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 14: Thói quen xác định những thứ được ưu tiên trong các vật dụng cần mua có được coi là một thói quen chi tiêu hợp lí chưa?
A. Xác định được thứ tự ưu tiên nhưng vẫn phải cần có một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh thì mới được coi là thói quen chi tiêu hợp lí
B. Có vì chúng ta cần phải ưu tiên các món đồ thiết yếu trước và cần phải thay đổi thói quen mua sắm vô độ
C. Chỉ khi thiếu tiền chúng ta mới cần sắp xếp thứ tự các món đồ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 15: Em có ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?
A. Không thường xuyên xem các trang mua sắm trực tuyến
B. Cân nhắc kĩ trước khi chọn mua một sản phẩm nào đó
C. Không chọn mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân, phải cân nhắc đến giá trị sử dụng và giá cả của sản phẩm trước khi quyết định mua
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi:
Nguyên nhân của bạo lực gia đình thường liên quan đến các yếu tố như áp lực kinh tế, mâu thuẫn gia đình, thiếu kỹ năng ứng xử và quản lý cảm xúc. Ngoài ra, những quan niệm lạc hậu về vai trò của nam giới và nữ giới trong gia đình cũng góp phần làm gia tăng tình trạng bạo lực. Việc thay đổi nhận thức xã hội và giáo dục kỹ năng sống, giải quyết xung đột một cách lành mạnh là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bạo lực gia đình.
a) Áp lực kinh tế và mâu thuẫn gia đình là những nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình.
b) Bạo lực gia đình không liên quan đến kỹ năng ứng xử và quản lý cảm xúc.
c) Quan niệm lạc hậu về vai trò giới góp phần làm gia tăng bạo lực gia đình.
d) Thay đổi nhận thức xã hội không giúp phòng ngừa bạo lực gia đình.
e) Giáo dục kỹ năng sống và giải quyết xung đột là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bạo lực.
Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi:
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong lập kế hoạch chi tiêu là phân biệt rõ giữa “cần” và “muốn”. Các khoản chi tiêu cần ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu như ăn uống, học tập, sinh hoạt hàng ngày trước khi dành ngân sách cho những sở thích cá nhân hoặc các khoản chi tiêu không cần thiết. Việc nhận thức đúng đắn và kiểm soát chi tiêu giúp cá nhân xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, tránh lãng phí và duy trì sự cân bằng tài chính.
a) Phân biệt rõ giữa “cần” và “muốn” giúp ưu tiên các khoản chi tiêu thiết yếu.
b) Không cần ưu tiên các khoản chi tiêu thiết yếu trước khi chi cho sở thích cá nhân.
c) Kiểm soát chi tiêu giúp xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh và tránh lãng phí.
d) Việc nhận thức đúng đắn về chi tiêu không ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.
e) Xây dựng thói quen tiêu dùng hợp lý góp phần duy trì sự ổn định tài chính cá nhân.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................