Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 chân trời Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
BÀI 6: QUẢN LÍ THỜI GIAN HIỆU QUẢ
(18 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Bước đầu tiên trong thực hiện kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả là gì?
- Điều chỉnh mục tiêu công việc.
- Xác định mục tiêu công việc.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
- Thực hiện kế hoạch.
Câu 2: Phân bổ thời gian cụ thể hoàn thành công việc là bước thứ mấy?
- Bước thứ nhất.
- Bước thứ hai.
- Bước thứ ba.
- Bước thứ tư.
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau: “Quản lí thời gian hiệu quả được hiểu là biết cách ..., sử dụng thời gian một cách hợp lí, không lãng phí để hoàn thành công việc theo kế hoạch đã đề ra”.
- sắp xếp.
- tổng hợp.
- lựa chọn.
- tập hợp.
Câu 4: Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc theo thứ tự là nội dung của bước nào trong quá trình quản lí thời gian hiệu quả?
- Xác định mục tiêu công việc.
- Xác định thời gian cụ thể.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
- Thực hiện kế hoạch.
Câu 5: Để thực hiện kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu nội dung?
- Hai nội dung.
- Ba nội dung.
- Bốn nội dung.
- Năm nội dung.
Câu 6: Quản lí thời gian hiệu quả mang lại lợi ích gì cho bản thân mỗi người?
- Không thể linh hoạt trong công việc.
- Tăng áp lực, khó khăn cho con người nếu không thực hiện được.
- Hoàn thiện bản thân hơn.
- Giảm năng suất, hiệu quả công việc.
Câu 7: Việc làm nào sau đây thể hiện việc quản lí thời gian hiệu quả?
- Kiểm tra email và tin nhắn
- Lập kế hoạch công việc cho từng ngày.
- Đọc tin tức và cập nhật xã hội.
- Làm những công việc đã có sẵn.
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc cần phân bổ thời gian phù hợp với mục tiêu và chọn lựa ... thích hợp.”
- Biện pháp
- Cách thức
- Động lực
- Thời hạn
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây biết cách quản lí thời gian hợp lí?
- Bạn A thường xuyên không làm bài tập về nhà vì mải chơi trò chơi điện tử.
- Bạn B luôn tự giác làm bài tập ở nhà xong mới xem phim để giải trí.
- Bạn T lo lắng vì phải ôn thi và có nhiều bài tập ở trường.
- Bạn L vừa học bài vừa lướt mạng xã hội để giải trí.
Câu 2: Đâu không phải là việc cần làm trong bước xác định mục tiêu công việc?
- Xác định các công việc cần hoàn thành.
- Xác định thời hạn của mỗi công việc.
- Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc.
- Xác định công việc theo thứ tự ưu tiên.
Câu 3: Việc quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta có được điều gì dưới đây?
- Tăng năng suất, hiệu quả làm việc, học tập.
- Tăng áp lực trong công việc, học tập.
- Tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong học tập, làm việc.
- Cảm thấy không được tự do và thoải mái.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây quản lí thời gian chưa hiệu quả?
- Anh H thường xuyên thức khuya để hoàn thành công việc.
- Bạn M luôn lên kế hoạch học tập, thời gian biểu rõ ràng.
- Bạn T là học sinh giỏi và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
- Chị K luôn biết cân bằng thời gian làm việc và chăm sóc gia đình hợp lí.
Câu 5: Đâu không phải là nội dung của bước thực hiện kế hoạch công việc?
- Tuân thủ công việc theo kế hoạch.
- Khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện mục tiêu.
- Điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Xác định cách thức hoàn thành công việc.
Câu 6: Tại sao thực hiện kế hoạch cần quyết tâm?
- Vì làm việc gì cũng cần quyết tâm.
- Để đảm bảo tính kỉ luật và linh hoạt.
- Rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian thuần thục.
- Giảm áp lực, tạo động lực cho người thực hiện.
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Bạn D sắp tới có kì thi cuối kì nhưng D không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội. Nếu em là bạn của D, em sẽ khuyên D như thế nào?
- Học một chút rồi dành thời gian chơi điện tử.
- Đồng ý với quan điểm của D vì gần ngày thi học sẽ nhớ kiến thức hơn.
- D nên phân chia thời gian hợp lí để có thể xem lại và ôn tập kiến thức đã học.
- Kệ D làm gì thì làm, không liên quan đến mình.
Câu 2: T là người rất dễ mất tập trung trong lúc làm việc. Nếu em là bạn của T, em sẽ làm gì để giúp T ứng phó với sự phân tâm và mất tập trung khi làm việc?
- Khuyên T nên sắp xếp thời gian làm việc đúng cáchđể cải thiện sự phân tâm của mình.
- Khuyên T nên tìm kiếmmôi trường yên tĩnhđể làm việc.
- Không quan tâm tới việc mất tập trung của T.
- Khó mà điều chỉnh vì nó đã trở thành thói quen của T.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Làm thế nào để giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân?
- Đặt ra giới hạn thời gian làm việccho bản thân.
- Ưu tiên công việc trước hết.
- Cái gì cần giải quyết trước thì thực hiện trước.
- Đời sống cá nhân là cửa sổ tâm hồn, cần chú trọng nhiều hơn.
Câu 2: Em nghĩ gì về việc nghỉ ngơi và giải trí trong quá trình làm việc?
- Rất quan trọng để tái tạo năng lượngvà cân bằng lại cuộc sống.
- Không cần thiếttrong lúc công việc nhiều và căng thẳng.
- Nghỉ ngơi và giải trí là lãng phí thời gian.
- Chỉ khi mệt mỏi quá mới cần thiết để nghỉ ngơi.
=> Giáo án Công dân 9 chân trời bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả