Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

Đề số 01

Câu 1: Tại sao công bằng lại quan trọng trong xã hội?

A. Vì giúp mọi người có lợi ích như nhau.

B. Vì tạo ra sự ganh đua giữa các cá nhân.

C. Vì giúp duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.

D. Vì khiến mọi người tuân thủ pháp luật.

Câu 2: Làm thế nào để rèn luyện tính khách quan và công bằng trong cuộc sống hàng ngày?

A. Chỉ tin vào những gì mình thấy.

B. Lắng nghe nhiều chiều thông tin và suy nghĩ thấu đáo.

C. Luôn bảo vệ ý kiến của mình.

D. Tránh tiếp xúc với những người có quan điểm khác mình.

Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện tinh thần bảo vệ hòa bình?

A. Tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang.

B. Gây thù với người khác.

C. Giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.

D. Ủng hộ chiến tranh.

Câu 4: Hành vi nào sau đây gây ảnh hưởng đến hòa bình?

A. Tôn trọng sự khác biệt văn hóa.

B. Tham gia vào các hoạt động thiện nguyện.

C. Gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc.

D. Giải quyết tranh chấp bằng đối thoại.

Câu 5: Bạn C thấy một nhóm bạn đang có hành vi gây mất đoàn kết trong lớp. Bạn C nên làm gì?

A. Im lặng vì không liên quan đến mình.

B. Tham gia vào nhóm đó.

C. Khuyên ngăn và giải thích cho các bạn hiểu.

D. Báo cáo với giáo viên.

Câu 6: Biểu hiện của khách quan là gì?

A. Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.

B. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.

C. Nhìn nhận sự vật một cách trung thực.

D. Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.

Câu 7: Đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; ngăn ngừa các nguy cơ xung đột là nội dung của cái gì?

A. Bảo vệ pháp luật

B. Bảo vệ hòa bình

C. Bảo vệ đất nước

D. Bảo vệ dân chủ

Câu 8: Bước đầu tiên trong thực hiện kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả là gì?

A. Điều chỉnh mục tiêu công việc.

B. Xác định mục tiêu công việc.

C. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.

D. Thực hiện kế hoạch.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Để bảo vệ sự công bằng cần phải tôn trọng lẽ phải.

B. Người sống khách quan luôn phải chịu thiệt thòi.

C. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng.

D. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được.

Câu 10: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.

B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái.

C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn.

D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm.

Câu 11: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.

C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.

D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây biết cách quản lí thời gian hợp lí?

A. Bạn A thường xuyên không làm bài tập về nhà vì mải chơi trò chơi điện tử.

B. Bạn B luôn tự giác làm bài tập ở nhà xong mới xem phim để giải trí.

C. Bạn T lo lắng vì phải ôn thi và có nhiều bài tập ở trường.

D. Bạn L vừa học bài vừa lướt mạng xã hội để giải trí.

Câu 14: Đâu không phải là nội dung của bước thực hiện kế hoạch công việc?

A. Tuân thủ công việc theo kế hoạch.

B. Khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện mục tiêu.

C. Điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết.

D. Xác định cách thức hoàn thành công việc.

Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Khách quan, công bằng.

D. Tiết kiệm.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay