Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 chân trời Bài 2: Khoan dung

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Khoan dung. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: KHOAN DUNG

(24 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Điền vào chỗ chấm: “Khoan dung là một đức tính ... và có ý nghĩa ... vì nó giúp con người dễ dàng hòa nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò, uy tín cá nhân trong xã hội”.

  1. To lớn; cao đẹp
  2. Cao đẹp; to lớn.
  3. Cao sang; to tát.
  4. Cao quý; tầm thường.

Câu 2: Điền vào chỗ chấm: “Người có ... luôn tôn trọng và thông cảm với người khác”:

  1. Tinh thần đoàn kết.
  2. Lòng tôn sư trọng đạo.
  3. Lòng khoan dung
  4. Lối sống giản dị.

Câu 3: Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người nào sau đây?

  1. Người biết khoan dung.
  2. Người sống giản dị.
  3. Người trung thực.
  4. Người tự trọng

Câu 4: Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng nhau là biện pháp rèn luyện để trở thành người:

  1. Có lòng khoan dung.
  2. Có lòng yêu tổ quốc.
  3. Có lòng hiếu thảo với bố mẹ.
  4. Có lòng biết ơn.

Câu 5: Lòng khoan dung là gì?

  1. Tính cách của người khác
  2. Sự chấp nhận và tôn trọng đối với sự khác biệt
  3. Sự thất bại và không chấp nhận lỗi lầm
  4. Sự tỏ ra thỏa hiệp mọi lúc

Câu 6: Người luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của:

  1. giản dị
  2. trung thực
  3. khoan dung
  4. khiêm tốn

Câu 7: Hay chê bai, kỳ thị sự khác biệt của người khác là biểu hiện của:

  1. Tình yêu.
  2. Đoàn kết.
  3. Ích kỷ.
  4. Thân ái.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?

  1. M thường xuyên nói xấu H với các bạn trong lớp.
  2. M luôn giúp K giảng bài toán khó để bạn tiến bộ.
  3. F luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
  4. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.

Câu 2: Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?

  1. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
  2. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành.
  3. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ lành mạnh.
  4. Người khoan dung không được mọi người yêu quý.

Câu 3: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của khoan dung?

  1. Giúp bản thân chúng ta cởi mở và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
  2. Giúp cuộc sống và quan hệ với mọi người trở nên lành mạnh, thân ái.
  3. Mọi người sẽ cảm thấy thoải mái khi bản thân mắc lỗi lầm.
  4. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về lòng khoan dung?

  1. Người khoan dung là người không định kiến hẹp hòi.
  2. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị,
  3. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người.
  4. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.

Câu 5: Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi:

  1. bản thân thấy vui vẻ và thoải mái.
  2. họ xin lỗi và tiếp tục mắc sai lầm.
  3. họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
  4. họ cảm thấy hối hận vì sai lầm.

Câu 6: Ý kiến nào sau đây sai khi nói về khoan dung?

  1. Khoan dung là tha thứ mọi lỗi lầm cho người khác.
  2. Khoan dung là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
  3. Khoan dung xuất phát từ lòng tôn trọng và yêu thương con người.
  4. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.

Câu 7: Hành vi nào sau đây là lòng khoan dung?

  1. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn
  2. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý
  3. Hay chê bai người khác
  4. Hãy trả đũa người khác

Câu 8: Câu danh ngôn nào sau đây không nói về lòng khoan dung?

  1. Kết quả cao nhất của giáo dục là khoan dung.
  2. Hãy tử tế, bởi bất cứ ai bạn gặp đều đang chiến đấu một cuộc chiến khó khăn hơn.
  3. Nếu không muốn nghe lời xấu thì đừng nói lời xấu.
  4. Tâm không hay hờn giận

Chẳng oán trách thù ai

Lòng khoan dung rộng rãi

Ấy là cảnh bồng lai.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao tục ngữ: “Chín bỏ làm mười” nói về điều gì ?

  1. Lòng biết ơn.
  2. Lòng trung thành.
  3. Tinh thần đoàn kết.
  4. Lòng khoan dung.

Câu 2: Câu ca dao tục ngữ nào nói về lòng khoan dung?

  1. Nhất tự vi sư bán tự vi sư
  2. Yêu con người mát con ta
  3. Có công mài sắt có ngày nên kim
  4. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 3: Khi bạn gặp một quan điểm khác biệt với của mình, bạn sẽ làm gì?

  1. Quay lưng và không nói chuyện
  2. Thảo luận một cách lịch sự và tôn trọng
  3. Chỉ trích và công kích
  4. Giữ im lặng và không biểu lộ ý kiến

Câu 4: Lòng khoan dung giúp ích gì trong giao tiếp?

  1. Tạo ra sự hiểu biết và tôn trọng
  2. Tạo ra sự tranh cãi và xung đột
  3. Tăng cường sự tự tin
  4. Bảo vệ ý kiến cá nhân

Câu 5: Lòng khoan dung có thể giúp giảm thiểu:

  1. Sự hiểu biết
  2. Sự đa dạng
  3. Sự giao tiếp
  4. Sự xung đột và căng thẳng

Câu 6: Câu ca dao tục ngữ: “Một sự nhịn là chín sự lành” nói về điều gì ?

  1. Lòng biết ơn.
  2. Lòng trung thành.
  3. Tinh thần đoàn kết.
  4. Lòng khoan dung.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em, cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?

  1. Xa lánh bạn D.
  2. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm.
  3. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp.
  4. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.

Câu 2: Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

  1. Ông B là người khoan dung.
  2. Ông B là người khiêm tốn.
  3. Ông B là người hẹp hòi.
  4. Ông B là người kỹ tính.

Câu 3: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và H làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?

  1. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  2. Nói với cô giáo để cô xử lí.
  3. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.
  4. Đứng ra làm hòa cho hai bạn, khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay