Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 chân trời Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ

(23 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là gì?

  1. Đầu cơ.
  2. Kinh doanh.
  3. Nhập khẩu.
  4. Xuất khẩu.

Câu 2: Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích gì?

  1. Làm từ thiện.
  2. Giải trí.
  3. Sở hữu tài sản.
  4. Thu lợi nhuận.

Câu 3: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung gọi là?

  1. Tiền.
  2. Sản vật.
  3. Thuế.
  4. Sản phẩm.

Câu 4: Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để làm gì?

  1. Chỉ vào việc riêng của cá nhân.
  2. Chi tiêu cho những công việc chung.
  3. Khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
  4. Trả lương lao động trong công ty tư nhân.

Câu 5: Nhà nước ta quy định mức thuế cao với mặt hàng nào sau đây?

  1. Xăng các loại.
  2. Rượu dưới 200.
  3. Thuốc lá điếu.
  4. Nước sạch.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, mặt hàng nào dưới đây không được phép kinh doanh?

  1. Thuốc bảo vệ thực vật.
  2. Thuốc chữa bệnh.
  3. Thuốc lá.
  4. Thuốc nổ.

Câu 7: Thuế là khoản đóng góp có tính chất như thế nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

  1. ủng hộ nhân đạo.
  2. tự nguyện.
  3. bắt buộc.
  4. quyên góp.

Câu 8: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?

  1. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
  2. Quyền tự do kinh doanh.
  3. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
  4. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 9: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

  1. Từ 1 – 2 năm.
  2. Từ 2 – 3 năm.
  3. Từ 2 – 5 năm.
  4. Từ 2 – 7 năm.

Câu 10: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn:

  1. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
  2. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
  3. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
  4. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?

  1. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
  2. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
  3. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật
  4. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

Câu 2: Theo pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

  1. Bảo vệ môi trường.
  2. Nộp thuế kinh doanh.
  3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  4. Công khai và báo cáo thu nhập.

Câu 3: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 – sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

  1. 2 năm đến 4 năm.
  2. 2 năm đến 5 năm.
  3. 2 năm đến 6 năm.
  4. 2 năm đến 7 năm.

Câu 4: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc nào sau đây?

  1. Chi trả lương cho công chức.
  2. Tích luỹ cá nhân.
  3. Làm đường xá, cầu cống.
  4. Xây dựng trường học công.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây không vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh?

  1. Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép.
  2. Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm.
  3. Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.
  4. Kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

  1. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
  2. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
  3. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
  4. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

  1. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
  2. Sản xuất hàng gia dụng.
  3. Mở dịch vụ vận tải.
  4. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 8: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước sở hữu:

  1. Trên 60% vốn điều lệ.
  2. Trên 50% vốn điều lệ.
  3. Trên 40% vốn điều lệ.
  4. Trên 30% vốn điều lệ

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Công ty B kinh doanh thêm cả quần áo trong khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ty B đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

  1. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  2. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
  3. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
  4. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.

Câu 2: Cửa hàng H bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng H đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng H bị phạt bao nhiêu năm?

  1. Từ 1 – 5 năm.
  2. Từ 2 – 3 năm.
  3. Từ 2 – 4 năm.
  4. Từ 2 – 7 năm.

Câu 3: Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về:

  1. đạo đức trong kinh doanh.
  2. mặt hàng kinh doanh.
  3. đăng kí và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
  4. quyền công dân trong kinh doanh

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?

  1. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
  2. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  3. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
  4. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.

Câu 2: Anh B thuê phòng nghỉ tại khách sạn H của công ty du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị sẽ giảm giá phòng thuê cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hóa đơn giá trị gia tăng. Với điều kiện này anh B đã đồng ý với yêu cầu của nhân viên thu ngân. Hành vi của anh B và nhân viên thu ngân là hành vi gì đã được pháp luật quy định?

  1. Anh B không vi phạm gì bởi vì đó là yêu cầu của nhân viên thu ngân.
  2. Anh B và nhân viên thu ngân đã thực hiện hành vi trốn thuế.
  3. Chỉ có nhân viên thu ngân có hành vi trốn thuế.
  4. Anh B và nhân viên thu ngân không vi phạm pháp luật.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay