Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 chân trời Bài 1: Sống có lí tưởng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Sống có lí tưởng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
BÀI 1: SỐNG CÓ LÍ TƯỞNG
(27 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Sống có lí tưởng là:
A. Xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.
B. Sống có kế hoạch, mục đích, động lực giúp bản thân kết nối được với những giá trị và lý tưởng lớn hơn.
C. Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chất lượng.
D. Lối sống có tri thức, tạo nên nhân cách hoàn chỉnh của con người.
Câu 2: Mục đích của sống có lí tưởng là:
A. Tạo nên chuẩn mực văn hóa cho xã hội.
B. Xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại.
C. Hình thành đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao.
D. Thúc đẩy hoàn thành mục tiêu của xã hội.
Câu 3: Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam là:
A. Biết phấn đấu tạo ra những giá trị mới cho xã hội, tích cực hoàn thiện bản thân, sẵn sàng tiên phong vì cộng đồng.
B. Dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để thực hiện hóa lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.
C. Có ý chí, đam mê và có cảm hứng tìm tòi sáng tạo, thực hiện hóa những cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0.
D. Tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Câu 4: Là một người học sinh, em cần phải làm gì để sống có lí tưởng?
A. Ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào quá trình học tập, rèn luyện.
B. Có nhận thức và phát huy tinh thần đoàn kết để đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
C. Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để thực hiện hóa lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.
D. Xác định vai trò, nhiệm vụ của bản thân đối với gia đình và xã hội.
Câu 5: Người sống có lí tưởng:
A. Luôn suy nghĩ và hành động vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.
B. Suy nghĩ về tương lai và lập kế hoạch trong cho bản thân mình, dự kiến lựa chọn nghề nghiệp và cuộc sống phù hợp với bản thân trong tương lai.
C. Thường xuyên trau dồi năng lực và phẩm chất toàn diện của mình.
D. Biết cách phân bổ thời gian để làm tốt và hoàn thành tất cả mọi công việc.
Câu 6: Lí tưởng là gì?
A. Tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.
B. Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới.
C. Ý tưởng cao đẹp về tương lai, mong muốn của con người đã hình dung ra và cam kết để đạt được.
D. Khả năng của ý thức, thường được sử dụng trong các hoạt động trí tuệ của con người.
Câu 7: Người sống có lí tưởng sẽ:
A. Đạt được kết quả nhất định trong học tập và cuộc sống.
B. Giúp bản thân sẵn sàng thích nghi với cuộc sống hiện đại.
C. Không làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người khác.
D. Được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sống có lí tưởng?
A. Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.
B. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy mục tiêu cá nhân.
C. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.
D. Người sống có lí tưởng đóng góp chủ yếu cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Câu 2: Đâu không phải là một trong những lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam?
A. Xác định các nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ và đảm bảo có hiệu quả, chất lượng tuyệt đối.
B. Phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
D. Nỗ lực rèn luyện sức khỏe, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt.
Câu 3: Đâu không phải là ý kiến đúng về sống có lí tưởng?
A. Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó.
B. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.
C. Sống có lí tưởng là cảm thấy hạnh phúc khi làm điều có ích cho cộng đồng, quốc gia và nhân loại.
D. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình, quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội.
Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng?
A. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.
C. Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
D. Từ chối việc tham gia lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc vì các mục đích cá nhân quan trọng hơn.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?
A. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
B. Dễ làm, khó bổ.
C. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
D. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Câu 6: Việc làm nào dưới đây biểu hiện người thành niên không có lí tưởng sống cao đẹp?
A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.
B. Thắng không kiêu, bại không nản.
C. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội.
D. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng về sống có lí tưởng?
A. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn suy nghĩ và hành động để thực hiện lí tưởng chung của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội.
B. Người có lí tưởng sống luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
C. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người phát triển khả năng của bản thân.
D. Khi lí tưởng của mỗi người phù hợp với lí tưởng chung của dân tộc, thì hành động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước.
3. VẬN DỤNG (9 CÂU)
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:
“…………….là lực xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
(Theo bài nói tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa,
Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.106)
A. Thanh niên. | B. Thanh thiếu niên. | C. Đoàn Thanh niên. | D. Đoàn viên. |
Câu 2: Em hiểu câu nói dưới đây như thế nào?
“Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt trời”.
(Vissarion Belinsky)
A. Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường soi sáng, định hướng cho cuộc đời mỗi người. Có lí tưởng con người sẽ có mục đích để phấn đấu vươn lên. Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa, giúp con người hoàn thiện nhân cách.
B. Cho dù là buổi sáng hay buổi đêm, thanh niên cũng luôn cần sống có lí tưởng vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.
C. Giống như ánh sáng mặt trời, lí tưởng sống là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới.
D. Lí tưởng sống như ánh sáng dẫn đường để con người không làm việc xấu.
Câu 3: Suy nghĩ, việc làm của nhân vật tình huống nào dưới đây không thể hiện là người sống có lí tưởng:
=> Giáo án Công dân 9 chân trời bài 1: Sống có lí tưởng