Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1

Đề số 01

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của người sống có lí tưởng?

A. Sống ích kỉ, chỉ quan tâm đến bản thân.

B. Luôn giúp đỡ người khác.

C. Có ý chí vươn lên trong học tập và công việc.

D. Tham gia các hoạt động xã hội.

Câu 2: Để có một lí tưởng sống cao đẹp, chúng ta cần phải làm gì?

A. Xác định rõ mục tiêu sống của bản thân.

B. Không ngừng học tập và rèn luyện.

C. Tham gia các hoạt động xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Người có lòng khoan dung là người như thế nào?

A. Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

B. Biết thông cảm, chia sẻ với người khác.

C. Biết chấp nhận sự khác biệt của người khác.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của lòng khoan dung?

A. Sống ích kỉ, hẹp hòi.

B. Luôn giúp đỡ người khác.

C. Có ý chí vươn lên trong học tập và công việc.

D. Tham gia các hoạt động xã hội.

Câu 5: Tham gia các hoạt động cộng đồng mang lại lợi ích gì?

A. Giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng sống.

B. Giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.

C. Giúp chúng ta đóng góp cho xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Sống có lí tưởng là:

A. Xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

B. Sống có kế hoạch, mục đích, động lực giúp bản thân kết nối được với những giá trị và lý tưởng lớn hơn.

C. Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chất lượng.

D. Lối sống có tri thức, tạo nên nhân cách hoàn chỉnh của con người.

Câu 7: Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người nào sau đây?

A. Người biết khoan dung.

B. Người sống giản dị.

C. Người trung thực.

D. Người tự trọng

Câu 8: Mục tiêu chính của hoạt động cộng đồng là gì?

A. Kiếm lợi nhuận từ các hoạt động mua bán.

B. Cải thiện chất lượng cuộc sống địa phương.

C. Nâng cao danh tiếng cá nhân.

D. Có tiếng nói trong tổ chức cộng đồng.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sống có lí tưởng?

A. Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại. 

B. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy mục tiêu cá nhân.

C. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng. 

D. Người sống có lí tưởng đóng góp chủ yếu cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. 

Câu 10: Việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?

A. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

B. Dễ làm, khó bổ. 

C. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.

D. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Câu 11: Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?

A. M thường xuyên nói xấu H với các bạn trong lớp.

B. M luôn giúp K giảng bài toán khó để bạn tiến bộ.

C. F luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.

D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về lòng khoan dung?

A. Người khoan dung là người không định kiến hẹp hòi.

B. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị,

C. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người.

D. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.

Câu 13: Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?

A. Nhân dân trong khu dân cư.

B. Người Việt Nam ở nước ngoài.

C. Tổ học tập.

D. Trường học.

Câu 14: Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?

A. Yêu nước, yêu tập thể.

B. Rộng lượng, chân thành.

C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.

Câu 15: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

“…………….là lực xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng  trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

(Theo bài nói tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, 

Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.106)

A. Thanh niên.

B. Thanh thiếu niên.

C. Đoàn Thanh niên. 

D. Đoàn viên.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay