Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM CÔNG DÂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Ngành nghề nào sau đây thuộc nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh?
A. Kinh doanh thuốc lá nhập khẩu
B. Kinh doanh các loại ma túy, vũ khí, chất nổ
C. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn
D. Kinh doanh trực tuyến qua sàn thương mại điện tử
Câu 2: Vi phạm pháp luật được hiểu là gì?
A. Hành vi phù hợp với quy định của pháp luật.
B. Hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.
C. Hành vi thể hiện quyền tự do cá nhân.
D. Hành vi được pháp luật khuyến khích.
Câu 3: Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) áp dụng cho đối tượng nào?
A. Chỉ áp dụng với những người có thu nhập trên mức miễn thuế
B. Tất cả người lao động dù thu nhập thấp hay cao
C. Chỉ áp dụng với người làm việc cho công ty nước ngoài
D. Áp dụng cho mọi cá nhân, kể cả trẻ em
Câu 4: Trách nhiệm pháp lý là gì?
A. Quyền tự do thực hiện bất kỳ hành vi nào.
B. Nghĩa vụ pháp lý mà cá nhân hoặc tổ chức phải chịu khi vi phạm pháp luật.
C. Chỉ là một hình thức cảnh cáo không có hậu quả pháp lý.
D. Nghĩa vụ của nhà nước đối với công dân.
Câu 5: Ai chịu trách nhiệm chính trong việc nộp thuế kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Giám đốc hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
B. Nhân viên kế toán công ty
C. Nhân viên bán hàng của doanh nghiệp
D. Bất kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp
Câu 6: Bà V vay tiền của anh H đã quá hạn, dây dưa mãi không chịu trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật
A. Kỷ luật.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Hình sự.
Câu 7: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?
A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
Câu 8: Có bao nhiêu loại vi phạm pháp luật?
A. Hai loại
B. Ba loại
C. Bốn loại
D. Năm loại
Câu 9: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?
A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 10: Loại vi phạm nào xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, mặt hàng nào dưới đây không được phép kinh doanh?
A. Thuốc bảo vệ thực vật.
B. Thuốc chữa bệnh.
C. Thuốc lá.
D. Thuốc nổ.
Câu 12: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là gì?
A. Đầu cơ.
B. Kinh doanh.
C. Nhập khẩu.
D. Xuất khẩu.
Câu 13: Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để làm gì?
A. Chỉ vào việc riêng của cá nhân.
B. Chi tiêu cho những công việc chung.
C. Khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
D. Trả lương lao động trong công ty tư nhân.
Câu 14: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Viện Kiểm sát
D. Toà án.
Câu 15: Nhà nước ta quy định mức thuế cao với mặt hàng nào sau đây?
A. Xăng các loại.
B. Rượu dưới 200.
C. Thuốc lá điếu.
D. Nước sạch.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Anh Hoàng làm nhân viên kế toán tại một công ty tư nhân. Do cần tiền gấp để trả nợ cờ bạc, anh đã lợi dụng chức vụ của mình để làm giả chứng từ và chiếm đoạt số tiền 500 triệu đồng của công ty. Khi hành vi bị phát hiện, anh đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Sau 2 tháng, cơ quan công an đã bắt được anh Hoàng. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Tham ô tài sản", anh Hoàng còn phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho công ty và bị sa thải khỏi vị trí công việc.”
a) Hành vi của anh Hoàng là vi phạm pháp luật hình sự vì đã cố ý chiếm đoạt tài sản của công ty thông qua việc lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao.
b) Anh Hoàng phải chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ luật.
c) Vì anh Hoàng phạm tội do hoàn cảnh khó khăn nên có thể được miễn trách nhiệm hình sự và chỉ cần bồi thường thiệt hại là đủ.
d) Việc anh Hoàng bỏ trốn có thể được xem như tình tiết giảm nhẹ trong việc xem xét trách nhiệm pháp lý vì đã thể hiện sự hối hận về hành vi của mình.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Nguyễn Văn A (17 tuổi) cùng bạn là Trần Văn B (16 tuổi) đi xe máy trong tình trạng không có giấy phép lái xe. Khi đến ngã tư, do không quan sát kỹ và chạy quá tốc độ quy định, A đã va chạm với xe máy của anh C khiến anh C bị thương nhẹ, xe máy bị hư hỏng. Sau khi xảy ra tai nạn, A và B bỏ chạy khỏi hiện trường. Nhờ camera an ninh và người dân chứng kiến, công an đã xác định được A và B. Khi làm việc với cơ quan chức năng, A thừa nhận hành vi của mình và bố mẹ A đã đến gặp anh C để bồi thường thiệt hại.”
a) Do A và B chưa đủ 18 tuổi nên không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào về hành vi vi phạm của mình.
b) Việc bỏ chạy khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì tai nạn không gây hậu quả nghiêm trọng.
c) Hành vi của A và B là vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm dân sự.
d) A và gia đình phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự cho những thiệt hại đã gây ra cho anh C.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................